Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mỹ lên kế hoạch dỡ bỏ lệnh trừng phạt Syria

Kinhtedothi - Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ chấm dứt lệnh trừng phạt đối với Syria, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ với chính quyền mới tại Damascus sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.

Phát biểu tại Diễn đàn đầu tư Mỹ-Ả rập Saudi ở Riyadh tối 13/5, Tổng thống Trump cho biết quyết định này được đưa ra sau các cuộc thảo luận với Thái tử Ả rập Saudi Mohammed bin Salman và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

“Tôi sẽ ra lệnh chấm dứt lệnh trừng phạt đối với Syria để trao cho họ cơ hội đạt được sự vĩ đại,” Tổng thống Trump phát biểu, đồng thời cho biết ông sẽ gặp trực tiếp lãnh đạo lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa trong vài ngày tới.

Mô tả các lệnh trừng phạt là "tàn bạo và làm tê liệt", Tổng thống Trump khẳng định đã đến lúc Syria cần một khởi đầu mới. "Họ đã chịu đựng đủ chiến tranh và đau khổ. Đây là lúc để họ tỏa sáng," ông nói thêm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Diễn đàn đầu tư Mỹ-Ả rập Saudi ở Riyadh tối 13/5. Ảnh: Cơ quan báo chí Ả rập Saudi

Các lệnh trừng phạt của Mỹ, vốn được áp đặt từ năm 2011, từng khiến Syria bị cắt đứt hoàn toàn khỏi hệ thống tài chính toàn cầu và áp đặt hình phạt nghiêm ngặt đối với bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào hỗ trợ chính phủ Damascus. Các giao dịch liên quan đến năng lượng, ngân hàng và tài chính đều bị đóng băng, khiến nền kinh tế nước này rơi vào tình trạng kiệt quệ suốt nhiều năm.

Giới quan sát nhận định, sự thay đổi lãnh đạo tại Damascus đã tạo điều kiện cho bước ngoặt trong chính sách của Washington. Chính quyền mới tại Syria đã có nhiều động thái nhằm lấy lòng phương Tây, trong đó có việc hợp tác với cơ quan tình báo Mỹ để triệt phá mạng lưới khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), bắt giữ nhiều đối tượng chủ chốt và ngăn chặn nhiều âm mưu tấn công khủng bố vào thủ đô Damascus.

Bản thân lãnh đạo lâm thời Ahmed al-Sharaa, người từng bị Mỹ treo thưởng 10 triệu USD vì cáo buộc liên quan đến các tổ chức khủng bố, cũng đã phát tín hiệu rõ ràng về mong muốn hàn gắn quan hệ với Washington bằng việc đề xuất xây dựng một tòa tháp Trump tại Damascus và mở cửa cho các công ty dầu khí Mỹ khai thác tài nguyên tại Syria.

Sự hậu thuẫn chính trị cho quyết định của Tổng thống Trump còn đến từ các đồng minh trong khu vực. Thái tử Ả rập Saudi Mohammed bin Salman và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đều đã tích cực vận động hành lang, thúc đẩy Mỹ xem xét gỡ bỏ trừng phạt nhằm khơi thông con đường tái thiết kinh tế và ổn định an ninh khu vực. Ông Trump cũng không ngần ngại chia sẻ rằng, các nhà lãnh đạo vùng Vịnh đã “gây sức ép không nhỏ” và bản thân ông muốn “trao một cơ hội mới cho hòa bình tại Trung Đông”.

ĐỌC NGAY: Syria bước vào kỷ nguyên mới với chính quyền chuyển tiếp đa thành phần

Tuy nhiên, không phải ai trong chính giới Mỹ cũng đồng tình với quyết định này. Thượng nghị sĩ Lindsey Graham bày tỏ sự dè dặt, khi lưu ý về việc lãnh đạo lâm thời Ahmed al-Sharaa lên nắm quyền thông qua sức mạnh vũ trang, không phải qua bầu cử dân chủ. Cựu Đại sứ Mỹ tại Syria Robert Ford cũng cho rằng ông al-Sharaa, dù thực dụng, nhưng vẫn là người theo chủ nghĩa độc đoán, đang lãnh đạo một chính quyền yếu kém chưa thể kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Syria.

Một số nước trong khu vực như Israel cũng tỏ ra thận trọng trước những thay đổi ở Syria, đặc biệt khi lãnh đạo lâm thời al-Sharaa từng có liên hệ với nhóm khủng bố al-Qaeda trước khi tách ra vào năm 2016.

Dù còn nhiều nghi ngại, giới chức Mỹ cho rằng đây là thời điểm để cân nhắc chiến lược dài hạn, trong bối cảnh Nga và Iran tiếp tục củng cố ảnh hưởng tại Syria. Dân biểu Marlin Stutzman, sau cuộc gặp với ông al-Sharaa, tiết lộ nhà lãnh đạo Syria đang ấp ủ tầm nhìn biến đất nước trở thành trung tâm thương mại, du lịch giống như các quốc gia vùng Vịnh, và xem Mỹ là đối tác chủ chốt trong kế hoạch này.

Nếu tiến trình bình thường hóa diễn ra suôn sẻ, đây sẽ là lần đầu tiên sau hơn 14 năm, Washington chính thức mở lại các kênh hợp tác trực tiếp với chính quyền tại Damascus. Trong bối cảnh thế giới đang dịch chuyển nhanh chóng và các liên minh chính trị truyền thống bị thử thách, quyết định của Tổng thống Trump có thể đánh dấu một bước ngoặt trong chiến lược Trung Đông của Mỹ – đầy rủi ro nhưng cũng chứa đựng những tiềm năng chưa từng có.

Mỹ và Ả rập Saudi đạt thỏa thuận đầu tư 600 tỷ USD

Mỹ và Ả rập Saudi đạt thỏa thuận đầu tư 600 tỷ USD

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngành cần sa tại Thái Lan đứng trước "cửa tử"

Ngành cần sa tại Thái Lan đứng trước "cửa tử"

03 Jul, 10:13 AM

Kinhtedothi - Chính phủ Thái Lan đang xem xét tái phân loại cần sa là chất ma túy trong vòng 45 ngày tới. Động thái này khiến nhiều nông dân, doanh nghiệp và chủ cửa hàng lo lắng, khi ngành cần sa từng được kỳ vọng trở thành lĩnh vực tiềm năng trong nông nghiệp, y tế và du lịch tại nước này.

Ukraine cảnh báo hậu quả khi Mỹ bất ngờ tạm ngừng vận chuyển vũ khí

Ukraine cảnh báo hậu quả khi Mỹ bất ngờ tạm ngừng vận chuyển vũ khí

03 Jul, 09:05 AM

Kinhtedothi - Chính phủ Ukraine đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ sau khi Mỹ quyết định tạm dừng cung cấp một số lô vũ khí chiến lược, cảnh báo rằng động thái này có thể khiến Nga thêm quyết liệt trong các chiến dịch quân sự và dẫn đến gia tăng thương vong cho dân thường.

Microsoft sa thải hàng nghìn nhân sự để nuôi "giấc mộng" AI

Microsoft sa thải hàng nghìn nhân sự để nuôi "giấc mộng" AI

03 Jul, 08:49 AM

Kinhtedothi - Gã khổng lồ phần mềm Mỹ vừa ra quyết định cắt giảm gần 4% lực lượng lao động toàn cầu để dồn nguồn lực cho hạ tầng trí tuệ nhân tạo. Microsoft xác nhận sẽ sa thải thêm hàng nghìn nhân sự trong bối cảnh chi phí đầu tư AI không ngừng gia tăng. Với tổng quy mô hơn 228.000 người, dự kiến khoảng 9.000 vị trí bị xóa sổ chỉ trong năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ