Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mỹ - Trung hạ thuế nhập khẩu, thị trường toàn cầu bùng nổ

Kinhtedothi - Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được thỏa thuận thương mại tạm thời, giúp hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và mở ra 90 ngày đối thoại, nhưng vẫn còn nhiều nghi ngại về tính bền vững của quan hệ song phương.

Cảng xuất nhập khẩu tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Marine Insight

Tại Geneva ngày 12/5, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng thuận giảm mạnh mức thuế nhập khẩu áp lên hàng hóa của nhau. Cụ thể, Mỹ giảm thuế với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống 30%, trong khi Trung Quốc hạ thuế với hàng Mỹ từ 125% xuống còn 10%. Mặc dù chỉ mang tính tạm thời và kéo dài 90 ngày, quyết định này đã tạo hiệu ứng dây chuyền tích cực trên thị trường toàn cầu.

Ngay sau thông báo, chỉ số Dow Jones tăng vọt hơn 1.000 điểm – mức tăng trong ngày cao nhất kể từ đầu năm. Các chỉ số khác như S&P 500 và Nasdaq đều đồng loạt tăng hơn 2%. Giá dầu Brent vượt mốc 65 USD/thùng, thị trường chứng khoán châu Âu và châu Á đồng loạt tăng điểm, phản ánh kỳ vọng của giới đầu tư vào triển vọng nới lỏng căng thẳng.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng đây chỉ là bước “câu giờ”. Ông Mohamed El-Erian, cố vấn kinh tế trưởng của Allianz, nhận định: “Thỏa thuận không giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của cuộc chiến thương mại. Lạm phát, chuỗi cung ứng và các yếu tố chính trị vẫn là rào cản lớn.” Trong khi đó, ông Roger Altman, Chủ tịch hãng đầu tư Evercore, cảnh báo rằng mức thuế vẫn còn cao ở nhiều lĩnh vực cốt lõi và có thể tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất toàn cầu.

Trên thực tế, nhiều lĩnh vực then chốt như thép, nhôm, ô tô và hóa chất vẫn chưa nằm trong danh sách được cắt giảm thuế, cho thấy những bất đồng về an ninh và chuỗi cung ứng vẫn còn rất sâu sắc.

Dù vậy, hai bên đã nhất trí thành lập cơ chế tham vấn thường trực, do Bộ trưởng Tài chính Mỹ ông Scott Bessent, Phó Thủ tướng Trung Quốc ông Hà Lập Phong và Đại diện Thương mại Mỹ ông Jamieson Greer đồng chủ trì. Mục tiêu là thiết lập một kênh đối thoại trực tiếp, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi chính sách thương mại.

Không chỉ thị trường tài chính, giới doanh nghiệp cũng nhanh chóng có những động thái điều chỉnh để tận dụng khoảng thời gian tạm hoãn thuế quan. Nhiều công ty Mỹ đã đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, đặc biệt là trong các ngành may mặc, giày dép và điện tử tiêu dùng, là những lĩnh vực vốn chịu thuế nặng thời gian qua. Công ty logistics Flexport cho biết số đơn hàng vận chuyển từ Trung Quốc sang Mỹ tăng tới 35% chỉ sau một ngày công bố thỏa thuận, cho thấy sức ép chớp thời cơ đang rất lớn.

Các tập đoàn công nghệ lớn như Amazon, Meta và Nvidia ghi nhận mức tăng cổ phiếu đáng kể nhờ kỳ vọng chi phí nhập khẩu giảm, trong khi các hãng bán lẻ như Target, Best Buy và Nike tranh thủ bổ sung hàng tồn kho trước nguy cơ thuế có thể quay trở lại sau 90 ngày. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp nhỏ tỏ ra lo ngại về rủi ro tăng chi phí vận chuyển và gánh nặng lưu kho nếu đàm phán thất bại và thuế quan bị tái áp dụng ở mức cao hơn.

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đối mặt với áp lực chi phí và biến động thị trường, việc tạm hoãn áp thuế được cộng đồng doanh nghiệp đón nhận tích cực. Nhiều tập đoàn sản xuất đã tăng tốc bổ sung hàng tồn kho, chuẩn bị cho cả hai kịch bản: hoặc đạt được thỏa thuận dài hạn, hoặc thuế quan quay trở lại sau 90 ngày.

Giới quan sát cho rằng thời gian tới sẽ là phép thử cho năng lực đàm phán và mức độ cam kết thực chất từ cả hai phía. Những vấn đề đang được quan tâm như sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, kiểm soát thị trường và chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục là tâm điểm. Nếu không đạt được tiến triển rõ rệt, nguy cơ tái áp thuế, thậm chí ở mức cao hơn hoàn toàn có thể xảy ra.

Mặc dù thị trường tạm thời phản ứng tích cực, các chuyên gia cảnh báo rằng sự ổn định thực sự chỉ đến khi hai nền kinh tế xây dựng được một khuôn khổ thương mại công bằng, minh bạch và có khả năng thích ứng với những biến động toàn cầu ngày càng khó lường.

Mỹ muốn áp thuế 21% lên trợ cấp các trường tư thục

Mỹ muốn áp thuế 21% lên trợ cấp các trường tư thục

Trình Quốc hội kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Trình Quốc hội kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đằng sau quyết định hòa hoãn thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc

Đằng sau quyết định hòa hoãn thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc

13 May, 07:45 PM

Kinhtedothi - Đằng sau sự hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc còn đó những thách thức dai dẳng và sự bất định vẫn đang rình rập. Chúng đặt câu hỏi liệu đây có phải là động thái xuống thang thực sự hay chỉ là một khoảng lặng tạm thời.

Mỹ muốn áp thuế 21% lên trợ cấp các trường tư thục

Mỹ muốn áp thuế 21% lên trợ cấp các trường tư thục

13 May, 08:40 AM

Kinhtedothi - Đảng Cộng hòa đề xuất tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các khoản trợ cấp và hỗ trợ tài chính mà các trường đại học tư nhân đang nắm giữ. Đây là một phần trong khuôn khổ dự luật thuế mở rộng của Tổng thống Donald Trump.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ