Mỹ xem xét áp thuế tấm pin năng lượng mặt trời từ Ấn Độ, Indonesia, Lào
Kinhtedothi - Các nhà sản xuất pin mặt trời Mỹ vừa đệ đơn yêu cầu Bộ Thương mại điều tra và áp thuế đối với sản phẩm nhập khẩu từ Ấn Độ, Indonesia và Lào, cáo buộc các công ty tại đây bán phá giá và hưởng trợ cấp không công bằng.

Bên trong nhà máy sản xuất tấm năng lượng mặt trời tại nhà máy HVR Ấn Độ. Ảnh: HVRSolar
Liên minh Sản xuất và Thương mại Năng lượng Mặt trời Mỹ cho biết, các doanh nghiệp đến từ ba quốc gia châu Á đã đẩy mạnh xuất khẩu với giá thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến những khoản đầu tư mới vào các nhà máy tại Mỹ.
Đơn kiện được nộp lên Bộ Thương mại ngày 17/7, với nội dung nhấn mạnh rằng các công ty bị cáo buộc đã nhận trợ cấp từ chính phủ và bán sản phẩm dưới giá thành sản xuất tại Mỹ. Đáng chú ý, nhóm này cũng cho rằng một số công ty có vốn Trung Quốc đã chuyển dây chuyền sản xuất từ các quốc gia từng bị Mỹ áp thuế như Việt Nam, Thái Lan và Campuchia sang Indonesia và Lào nhằm né thuế.
Theo dữ liệu từ đơn kiện, kim ngạch nhập khẩu tấm pin từ ba quốc gia nói trên đã tăng vọt lên 1,6 tỷ USD trong năm 2024, so với chỉ 289 triệu USD vào năm 2022.
“Chúng tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi nghiêm túc các luật thương mại với ngành này,” ông Tim Brightbill, luật sư đại diện cho nhóm doanh nghiệp – phát biểu trong thông cáo.
Các doanh nghiệp trong liên minh bao gồm First Solar (có trụ sở tại Arizona), Qcells, thuộc Tập đoàn Hanwha của Hàn Quốc, cùng hai công ty tư nhân Talon PV và Mission Solar. Trước đó, nhóm này từng thành công trong việc yêu cầu áp thuế với hàng nhập khẩu từ Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Campuchia.
Việc Mỹ tăng cường hỗ trợ ngành sản xuất trong nước được thúc đẩy bởi Đạo luật Giảm Lạm phát năm 2022, trong đó cấp tín dụng thuế cho các nhà máy sản xuất nhằm giảm sự phụ thuộc vào sản phẩm do Trung Quốc kiểm soát chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Các ngành Công nghiệp Năng lượng Mặt trời (SEIA), năng lực sản xuất hiện tại của Mỹ dù đã tăng từ 7GW năm 2020 lên 50GW vào năm 2025, vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa dự kiến đạt 43GW mỗi năm trong suốt thập kỷ tới.
Bộ Thương mại Mỹ có 20 ngày để quyết định liệu có mở cuộc điều tra hay không. Nếu được chấp nhận, quy trình điều tra và áp thuế thường kéo dài khoảng một năm. Hiện cơ quan này chưa đưa ra bình luận chính thức.

BSR - hành trình chuyển đổi năng lượng và nhiên liệu xanh
Kinhtedothi-Giữa bối cảnh Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh lộ trình bắt buộc sử dụng nhiên liệu sinh học E10 từ đầu năm 2026 trên toàn quốc nhằm thực hiện các cam kết Net-Zero vào năm 2050, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang tích cực triển khai thực hiện lộ trình này, trong đó có giải pháp phục hồi sản xuất Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất.

Ưu ái than – dầu – khí, ông Trump gạch năng lượng sạch khỏi ngân sách hỗ trợ
Kinhtedothi - Dự luật ngân sách mới tại Mỹ đang mở đường cho khai thác nhiên liệu hóa thạch trên quy mô lớn, đồng thời siết chặt ưu đãi thuế và rút vốn khỏi hàng loạt chương trình phát triển năng lượng tái tạo.

Ngành năng lượng tái tạo khát nhân lực chất lượng cao
Kinhtedothi - Năng lượng tái tạo đang trở thành một phần quan trọng của hệ thống năng lượng Việt Nam. Do đó, việc đào tạo nhân lực có chất lượng cho lĩnh vực này ngày càng trở nên cấp thiết. Năng lượng tái tạo không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng và bảo vệ môi trường mà còn tạo cơ hội kinh doanh, sự sáng tạo, mang lại thu nhập mơ ước.