Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Năm thảm kịch của hàng không châu Á

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thông tin về chuyến bay QZ 8501 của hãng hàng không AirAsia bị mất tích hôm 28/12 đã đánh dấu một năm thảm họa của hàng không dân dụng thế giới nói chung và châu Á nói riêng.

 Không chỉ gây thiệt hại về người, làm tăng gánh nặng tài chính với các chiến dịch tìm kiếm tốn kém, các vụ tai nạn này còn thổi bùng lên những mâu thuẫn giữa các quốc gia có liên quan.
Sơ đồ đường bay của QZ 8501.
Sơ đồ đường bay của QZ 8501.
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ tìm kiếm

Sáng 28/12, thông tin chuyến bay QZ 8501 xuất phát từ sân bay quốc tế Juanda ở Surabaya (Indonesia) tới sân bay Changi (Singapore) đã mất tích chỉ ít phút sau khi đề nghị hệ thống kiểm soát không lưu hướng dẫn nâng độ cao khiến cả thế giới choáng vàng. Cơ quan chức năng Indonesia đã nhanh chóng vào cuộc, khẩn trương tiến hành chiến dịch tìm kiếm với sự tham gia của 4 tàu chiến, 3 máy bay chiến đấu và một máy bay C-130 của Singapore. Lãnh đạo các quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Australia,
Tính từ đầu năm đến nay đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng. Chỉ tính riêng 4 vụ lớn nhất là MH370 và MH17 của Malaysia Airlines, GE222 của TransAsia Airways và 5017 của Air Algerie đã khiến 701 người thiệt mạng.
Singapore, Malaysia, Mỹ,Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc,… đã bày tỏ sự chia sẻ chân thành tới thân nhân của những người có mặt trên chuyến bay và khẳng định sẵn sàng hỗ trợ chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay này. Phát ngôn viên Nhà Trắng Eric Schultz cho biết, mặc dù đang trong kỳ nghỉ lễ nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ sự lo lắng và rất quan tâm theo dõi thông tin về chiếc máy bay bị mất tích của AirAsia để có các quyết định hỗ trợ phù hợp. Trong khi đó, ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam cho biết, Việt Nam chưa nhận được yêu cầu hỗ trợ nào từ phía Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Indonesia và Singapore. Tuy nhiên, phía hàng không Việt Nam sẵn sàng thực hiện công tác hỗ trợ tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích bất cứ khi nào có yêu cầu.
Thân nhân các hành khách của chuyến bay AirAsia QZ 8501 chờ đợi tại sân bay quốc tế Juanda ngày 28/12.             Ảnh: ABCNEWS
Thân nhân các hành khách của chuyến bay AirAsia QZ 8501 chờ đợi tại sân bay quốc tế Juanda ngày 28/12. Ảnh: ABCNEWS
Thân nhân của 162 người có mặt trên chuyến bay, trong đó có tới 156 người Indonesia đã đổ về sân bay Juanda để chờ đợi tin tức của người thân. Những khuôn mặt thất thần, những giọt nước mắt lăn dài vì lo lắng cho số phận của người thân một lần nữa nhắc nhở chúng ta nhớ về cảnh tượng tương tự khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines chở 239 người biến mất bí ẩn hồi tháng 3 hay như vụ rơi máy bay số hiệu MH17 của Malaysia khiến 298 người thiệt mạng.

Hết thời hàng không giá rẻ?

Trước khi vụ mất tích máy bay xảy ra, AirAsia là một trong những điển hình thành công nhất của lịch sử ngành hàng không, giá rẻ, tiện dụng, với các đường bay ngắn và tập trung vào thị trường Đông Nam Á. Được thành lập năm 2001, dưới sự điều hành của Tony Fernandes - một doanh nhân người Malaysia chưa từng có kinh nghiệm liên quan đến ngành hàng không nhưng AirAsia đã tạo ra một cuộc cách mạng về giá vé và làm lợi cho hành khách rất nhiều. Nhờ thế, từ con số chỉ có 2 chiếc máy bay năm 2002, AirAsia hiện đã có tới 171 chiếc máy bay và trở thành một trong những khách hàng quan trọng nhất tại châu Á của Airbus. Thậm chí, trong bối cảnh, ngành hàng không thế giới lâm vào khủng hoảng, AirAsia vẫn khẳng định đã đặt mua 55 chiếc máy bay A330-900neo với tổng giá trị lên tới 15 tỷ USD. Thế nhưng, vụ việc đáng tiếc xảy ra trong những ngày cuối cùng của năm 2014 đã làm kế hoạch đầy tham vọng của AirAsia có nguy cơ đổ bể.

Số phận của 162 người có mặt trên chuyến bay QZ 8501 là câu hỏi quan trọng nhưng một câu hỏi lớn khác cũng cần được giải đáp là tương lai của các hãng hàng không giá rẻ. Với những nghi ngại về việc cắt giảm chi phí nhằm đảm bảo an toàn do sức ép tài chính, rất có thể AirAsia sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động. Nếu điều đó xảy ra, AirAsia hay bất kỳ hãng hàng không giá rẻ nào khác có còn khả năng để tiếp tục thực hiện giấc mơ bay cho tất cả mọi người, kể cả những người có mức thu nhập trung bình? Và khi đó, tương lai của ngành hàng không cũng như các hoạt động giao thương khác của châu Á sẽ ra sao trong bối cảnh hàng không đang trở thành nhịp cầu quan trọng nhất của hội nhập.