Thứ nhất là việc thu hẹp chương trình mua trái phiếu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Tuy nhiên, ảnh hưởng từ việc thu hẹp này sẽ không lớn như hồi mùa hè năm 2013, khi việc lần đầu tiên đề cập đến khả năng thu hẹp chương trình mua trái phiếu FED đã dẫn đến việc bán tháo trái phiếu và cổ phiếu tại châu Á.
Nhà kinh tế của Citigroup Capital Markets, bà Joanna Chua nói: "Các nhà đầu tư dường như chuẩn bị đối phó tốt hơn với việc thu hẹp chương trình mua trái phiếu của FED, trong khi các quốc gia châu Á dường như có những chính sách khôn ngoan hơn trước đây, nhất là Ấn Độ. Chứng khoán châu Á dường như sẽ có thu nhập cố định cao hơn trong năm 2014, và được đánh dấu bởi các vấn đề vĩ mô."
Ảnh minh họa. (Nguồn: content.time.com)
|
Thứ hai là sự phục hồi kinh tế đang diễn ra tại các nền kinh tế phát triển sẽ làm lợi cho các thị trường châu Á với mức thấp hơn trước đây, có nghĩa là rủi ro thấp hơn, nhưng lợi nhuận cũng thấp hơn đối với các nhà đầu tư.
Thứ ba là quan ngại về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên bà Chua cho rằng sự ổn định và cải cách được hy vọng sẽ "thắng thế" và các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vẫn có khả năng bảo vệ mức tăng trưởng kinh tế 7% trong năm 2014.
Thêm vào đó, một đồng nội tệ ổn định hơn, cùng với những cải cách tài chính, sẽ thúc đẩy việc "quốc tế hóa" đồng Nhân dân tệ và đa dạng hóa các dòng đầu tư danh mục vào các tài sản Nhân dân tệ bởi vì một đồng Nhân dân tệ ổn định và mạnh hơn sẽ khiến nhiều đồng nội tệ khu vực khác, như đồng đô la Đài Loan, đồng won Hàn Quốc, đồng peso Philippines và ringgit Malaysia ngày càng gắn kết hơn với đồng Nhân dân tệ.
Thứ tư là triển vọng chính sách tiền tệ khác biệt hơn, với việc Ấn Độ và Indonesia sẽ siết chặt tiền tệ trước tiên, sau đó là Malaysia và Philippines, rồi mới đến các nền kinh tế công nghiệp hóa hơn tại Đông Á.
Cuối cùng là những diễn biến chính trị, như các cuộc bầu cử tại Indonesia, Ấn Độ và Thái Lan trong năm 2014 có thể trì hoãn sự tiến bộ của những cải cách cơ cấu rất cần thiết.