Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nan giải bài toán nguồn cung thực phẩm an toàn

Kinhtedothi - Vấn đề kiểm soát chất lượng hàng thực phẩm ngay từ khâu sản xuất, phân phối đang là thách thức không nhỏ.
Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội thảo “Đưa thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng (NTD) trên địa bàn TP” do Sở Công Thương và Sở Y tế, Sở NN&PTNT tổ chức chiều 12/5.

Sạch - bẩn lẫn lộn

Số liệu của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, trong khi nguồn cung ứng của Hà Nội chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu thịt gia súc, gia cầm, 60% rau củ tươi..., số thực phẩm còn lại được khai thác từ các tỉnh lân cận hoặc nhập khẩu. Nguồn hàng đa dạng nên việc kiểm soát chất lượng sản phẩm đang là một bài toán khó. Chẳng hạn, sản phẩm rau an toàn (RAT) có tới 6 hình thức tiêu thụ. Trong khi tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng phân phối bán lẻ, giao theo hợp đồng tới bếp ăn tập thể chiếm chưa tới 5% thì lượng RAT người sản xuất tự bán tại chợ dân sinh chiếm 26,8% và bán buôn tại các chợ đầu mối chiếm đến 55%.
Mua bán thực phẩm tại chợ Hôm.  	Ảnh: Việt Dũng
Mua bán thực phẩm tại chợ Hôm. Ảnh: Việt Dũng
Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội than phiền: RAT có tem, nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc được tiêu thụ qua 18 DN; 17 HTX cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ, điểm phân phối, siêu thị, bếp ăn tập thể với sản lượng gần 20.000 tấn/năm. Trong khi lượng rau xanh chưa có tem, nhãn nhận diện truy xuất nguồn gốc tiêu thụ tại các chợ, đầu mối, chợ dân sinh... lên đến hơn 370.000 tấn/năm. Về vấn đề này, đại diện Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: Để sản xuất RAT, người nông dân phải có kiến thức, kỹ năng, thông qua các lớp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, qua đó thay đổi tập quán canh tác, thực hiện các quy định về ATTP. Quy định là vậy nhưng hiện mới chỉ có 30% số hộ nông dân gieo trồng RAT được huấn luyện IPM. Ngoài ra, hệ thống chứng nhận chất lượng RAT như VietGAP chỉ thích hợp với sản xuất quy mô lớn với các tiêu chí kỹ thuật phức tạp khiến  nông dân khó có thể tiếp cận quy trình. Trong khi chi phí áp dụng rất cao, giá thành rau hữu cơ đắt gấp 2 lần so với các mặt hàng cùng chủng loại ngoài thị trường cũng không khuyến khích người nông dân áp dụng khoa học vào sản xuất cũng như NTD ưu tiên sử dụng chọn lựa sản phẩm RAT.

Chờ những chính sách căn cơ

Để đưa được thực phẩm an toàn đến NTD đòi hỏi việc liên kết tạo ra chuỗi cung ứng là yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, để làm được việc này đòi hỏi Nhà nước có sự hỗ trợ về chính sách, chế tài xử lý vi phạm.

TS Lê Đức Mạnh - Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm đề nghị, các cơ quan có thẩm quyền rà soát lại các văn bản hiện hành, chỉnh sửa, ban hành đồng bộ và có tính khả quan cao để giúp công tác quản lý ATTP được thuận lợi. Đồng thời, chế tài xử lý vi phạm không nên quy định chung chung mà cần phải cụ thể theo hướng đủ sức răn đe. Ngoài ra, phải xác định trách nhiệm rõ ràng với từng cấp quản lý Nhà nước, qua đó tránh hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm. Nhiều DN tham gia Hội thảo có chung kiến nghị, về lâu dài bài toán quy hoạch các vùng trồng, sản xuất, chế biến tập trung cũng cần được tính đến để có thể dễ dàng giám sát quy trình sản xuất. Đây cũng là cơ sở kêu gọi DN đầu tư, hạn chế sự phát triển của các hộ kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ.

Ông Lê Hồng Thăng - Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch của NTD, thời gian tới, Sở sẽ duy trì, xây dựng mô hình quản lý thực phẩm theo chuỗi từ sản xuất đến kinh doanh; quy hoạch các vùng sản xuất RAT, thịt gia súc, gia cầm và thủy sản. Đồng thời phấn đấu đến cuối năm 2016 sẽ có 80% cơ sở kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Tuy nhiên, bên cạnh sự tích cực của cơ quan quản lý, đẩy mạnh việc áp dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật…, chính bản thân mỗi NTD cần thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm hàng ngày: Lên tiếng mạnh mẽ, tẩy chay những tổ chức, DN, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng: Đang làm rõ phản ánh của người dân về bún tươi đổi màu bất thường

Đà Nẵng: Đang làm rõ phản ánh của người dân về bún tươi đổi màu bất thường

07 Jul, 08:12 PM

Kinhtedothi - Một hộ dân tại phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng phản ánh hiện tượng bất thường khi sợi bún tươi mua tại chợ Hòa Châu đột ngột chuyển sang màu đỏ chỉ sau vài giờ để ngoài môi trường khô thoáng. Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng đã có văn bản chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc.

Hàng trăm ca phẫu thuật miễn phí, "tái sinh" nụ cười cho trẻ em

Hàng trăm ca phẫu thuật miễn phí, "tái sinh" nụ cười cho trẻ em

07 Jul, 07:15 PM

Kinhtedothi - Từ ngày 7/7, Bệnh viện E và Tổ chức Operation Smile phối hợp tổ chức chương trình khám, điều trị, phẫu thuật miễn phí dành cho người bệnh mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng và nhiều dị tật khác. Đây là mùa thứ 10 đánh dấu một chặng đường bền bỉ và đầy nhân văn trong hành trình "tái sinh” nụ cười cho hàng nghìn trẻ em theo mục tiêu của chương trình đề ra.

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

07 Jul, 04:17 PM

Kinhtedothi - Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025, toàn TP đã thành lập 609 đoàn kiểm tra, trong đó, tuyến TP 15 đoàn; 45 đoàn tuyến quận, huyện; 549 đoàn tuyến xã, phường.

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

07 Jul, 08:33 AM

Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ