Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nâng chất lượng hàng hoá để đứng vững trước “bão” phòng vệ thương mại

Kinhtedothi - Đầu tư công nghệ, cải thiện chất lượng hàng hoá sẽ giúp cho doanh nghiệp (DN) hạn chế rủi ro và tác động tiêu cực từ thị trường nhập khẩu. Đây là giải pháp căn cơ để giữ vững ổn định xuất khẩu trước hàng rào phòng vệ của thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn thị trường ngày càng khắt khe

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các DN Việt Nam không chỉ đứng trước cơ hội mở rộng thị trường mà còn phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật và chính sách bảo hộ từ các nước nhập khẩu. Một trong những thách thức lớn nhất là các vụ điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Sản xuất tôn mạ màu của Công ty TNHH Tôn Hoà Phát. Ảnh: Tập đoàn Hoà Phát

Theo báo cáo đánh giá của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), đến nay, không chỉ các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như: gỗ, thủy sản, dệt may, thép... mà nhiều sản phẩm xuất khẩu có kim ngạch nhỏ như: mật ong, gạch men, giấy bọc thuốc lá cũng đã bị các quốc gia nhập khẩu điều tra phòng vệ thương mại. Điều này cho thấy, bất kỳ sản phẩm nào nếu không tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật quốc tế đều có nguy cơ trở thành mục tiêu của các biện pháp phòng vệ từ thị trường.

Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) Chu Thắng Trung cho biết, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại được xem là một phần quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia, bởi mục đích là bảo vệ hoặc hỗ trợ ngành sản xuất trong nước trong quá trình hội nhập, tự do hóa.

Ngoài ra, các nước phát triển càng ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu. Từ đó, dựng lên những tiêu chuẩn và quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩu.

Vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cấp năng lực cạnh tranh xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam, giảm thiểu các nguy cơ từ các vụ điều tra của thị trường là nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi, thời gian qua, các vụ điều tra được khởi xướng là do DN thay vì đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã lại chỉ tập trung vào hạ giá thành để giành thị phần, dẫn đến nguy cơ bị cáo buộc bán phá giá, trợ cấp hoặc lẩn tránh thuế.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, trong bối cảnh xuất khẩu đối mặt ngày càng nhiều với nguy cơ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ nước ngoài, DN Việt cần chủ động xây dựng chiến lược đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, DN phải nỗ lực nâng cao chất lượng, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa, cải thiện năng lực truy xuất nguồn gốc nguyên liệu và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường nhập khẩu.

Ứng dụng công nghệ, tăng chất sản phẩm

Nhiều chuyên gia nhận định, việc thúc đẩy nâng cao chất lượng sản xuất thông qua nâng cấp công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng được một chuỗi giá trị khép kín, kiểm soát được đầu vào, đầu ra, nguồn gốc nguyên liệu, các công đoạn chế biến, đóng gói, bảo quản… sẽ giúp DN giảm thiểu rủi ro khi bị điều tra. Đồng thời, DN sẽ vượt qua được hàng rào quy định ngày càng chặt chẽ từ các quốc gia, nhất là tại các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Các DN cần xác định rõ rằng, khi tham gia vào "sân chơi" kinh tế toàn cầu, yếu tố sống còn không phải là cạnh tranh bằng giá, mà là cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu. Đây chính là "chìa khóa" để tránh rơi vào danh sách bị điều tra phòng vệ thương mại, đồng thời giúp hàng hóa Việt Nam duy trì được lợi thế ổn định và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) Chu Thắng Trung

Bên cạnh đó, trong bối cảnh tiêu dùng toàn cầu ngày càng hướng đến các tiêu chí xanh - sạch - bền vững, các DN cũng cần nhanh chóng thích ứng với xu hướng này. Từ sử dụng bao bì thân thiện môi trường, giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất đến minh bạch hóa toàn bộ quy trình vận hành... đều là những “điểm cộng” để hàng hóa Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường khó tính.

Thời gian qua, nhiều mặt hàng đã rất thành công trong ứng phó phòng vệ nhờ sự chủ động trong việc nâng cao chất lượng sản xuất hàng hoá. Đơn cử như thép, đây vốn là mặt hàng thường xuyên bị điều tra phòng vệ thương mại, chiếm khoảng 30% số lượng các vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, gần đây ngành thép đã liên tiếp có sự ứng phó rất hiệu quả đối với các vụ việc.

Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam Đinh Quốc Thái chia sẻ, một trong những yếu tố giúp cho thép đứng vững trước “bão” phòng vệ là do ngành thép đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sản xuất, đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh, phát triển bền vững ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia. Ngoài ra, ngành này không ngừng cải tiến hệ thống quản trị, chuẩn hóa hệ thống thông tin của mình, nhằm giúp cho việc truy xuất thông tin phục vụ cho các vụ việc phòng vệ thương mại được nhanh chóng và chính xác, đảm bảo tuân thủ các quy định về thời hạn trả lời cơ quan điều tra.

Như vậy, bên cạnh nỗ lực tăng chất cho sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu của DN, theo các chuyên gia, vai trò hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý cũng vô cùng quan trọng. Theo đó, các cơ quan chức năng cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ DN xuất khẩu về đào tạo nhân lực, cập nhật thông tin, cảnh báo sớm các nguy cơ từ thị trường. Đồng thời, ban hành các chính sách hỗ trợ về tài chính nhằm khuyến khích các DN tham gia xây dựng và thực hiện chiến lược truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ số, ứng dụng mã QR, blockchain…

Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng xuống 5%

Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng xuống 5%

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sóc Trăng sẽ là trung tâm nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng sẽ là trung tâm nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long

21 May, 10:42 AM

Kinhtedothi - Tỉnh Sóc Trăng đang triển khai Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh, giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu là giữ vững và nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh theo hướng tăng năng suất, chất lượng; từng bước đưa tỉnh Sóc Trăng thành trung tâm nuôi trồng thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ninh Bình bứt phá xây dựng nông thôn mới: Từ khó khăn đến thành công

Ninh Bình bứt phá xây dựng nông thôn mới: Từ khó khăn đến thành công

21 May, 10:05 AM

Kinhtedothi - Gần 15 năm kể từ khi bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Ninh Bình đã tạo nên một bước ngoặt lịch sử: từ tỉnh thuần nông với nhiều khó khăn, vươn lên trở thành điểm sáng của cả nước trong phát triển nông thôn bền vững, hiện đại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ