Việc Công ty CP Nanofarm Đăng Quang sắp khánh thành nhà máy sản xuất phân bón công nghệ nano thứ 3 tại Bắc Ninh đã giúp cho thị trường phân bón ổn định hơn.
Công nghệ nano, hướng đi mới
Nanofarm Đăng Quang - một công ty nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm theo công nghệ nano có trụ sở tại quận Thanh Xuân, Hà Nội, đang đi theo hướng này, phát triển nền nông nghiệp xanh. Phân bón sinh học công nghệ nano là loại phân bón hữu cơ sinh học được sản xuất theo công nghệ nano kết hợp với công nghệ sinh học, có kích thước siêu nhỏ (1 - 100 nanomet) phần lớn dùng để ngâm tẩm hạt giống, phun lên lá và tưới vào gốc như các dạng phân bón lá, bón gốc dạng lỏng. Với kích thước siêu bé, dễ phân tán, bám dính nên diện tích tiếp xúc tăng và có khả năng thấm sâu vào cây trồng.
Do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine (hai nước xuất khẩu phân bón hàng đầu thế giới), từ ngày 10/3, Nga đã dừng hẳn việc xuất khẩu phân bón ra thế giới, dẫn đến nguồn cung phân bón toàn cầu mất cân đối trong khi đó theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết hằng năm Việt Nam sử dụng trung bình trên 10 triệu tấn phân bón sản xuất công nghiệp.
Dự báo giá phân bón sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhất là với DAP và kali do nguồn cung phân bón thế giới bị giới hạn. Hiện giá bán lẻ DAP thị trường dao động quanh mức 22.500 đồng/kg, kali 19.500 đồng/kg, urê 18.500 đồng/kg là những mức giá khá cao.
Ban đầu Nanofarm Đăng Quang được biết đến với tư cách là đơn vị chuyên nghiên cứu ứng dụng công nghệ để xử lý ô nhiễm, sản xuất vật liệu thế hệ mới và các loại công nghệ khác. Khi hợp tác với đối tác nước ngoài nghiên cứu sản xuất và xuất khẩu sillica họ đã sản xuất thành công bio silica và nano silic với quy mô công nghiệp, xuất khẩu ra thế giới.
Các chuyên gia của Nanofarm Đăng Quang đã nhận ra silic rất cần cho cây trồng. Cây hấp thụ được silic sẽ chắc, khỏe và được phát triển đầy đủ, sức đề kháng tốt. Nhờ được phát triển khỏe mạnh, khả năng kháng sâu bệnh của cây cũng sẽ rất tốt. Tuy nhiên, một thực tế là silic rất khó hấp thụ đối với cây và chỉ có ở dưới dạng công nghệ nano, silic mới được hấp thu, mà hấp thụ một cách dễ dàng vào cây.
Không lâu sau, Nanofarm Đăng Quang nghiên cứu phát triển ra sản phẩm nano canxi. Canxi cũng là một thành phần trung lượng rất cần cho cây. Nếu như silic giúp cây chắc, khỏe thì canxi chiếm phần lớn trong cấu tạo vách tế bào thực vật giống như cấu trúc xương ở động vật. Bên cạnh đó, Công ty đã nỗ lực nghiên cứu các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thực vật, sử dụng công nghệ nano.
Tại thời điểm đó, phân bón công nghệ nano bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, Thái Lan. Ưu việt của phân bón công nghệ nano là điều không phải bàn cãi nhưng việc phải nhập khẩu với giá thành khá cao trở thành trở ngại lớn cho nông nghiệp Việt Nam.
Nhận thức điều điều đó, Nanofarm Đăng Quang đã thành lập nhà máy tại Long An, Đồng Nai và nhanh chóng cho ra đời 2 dòng sản phẩm phân bóng công nghệ nano với tên gọi Nano NF1, Nano NF2 và đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp phép lưu hành từ tháng 11/2021.
Thành quả ban đầu
Nanofarm Đăng Quang đã xây dựng mô hình thực nghiệp (miễn phí) trồng lúa năng suất cao từ việc sử dụng phân bón Nano Silic tại xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) với diện tích 30ha.
Phân được tiến hành khảo nghiệm trên cây lúa trong vụ Xuân 2022, là vụ sản xuất thực nghiệm thứ 3, cho phản hồi rất tích cực. Cây lúa cứng, khỏe, hạn chế sâu, bệnh giảm 50% đến 70% lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng so với ngoài mô hình.
Tháng 9/2021, đoàn khảo sát do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã đến xã Khánh Trung kiểm tra, đánh giá năng suất lúa tăng khoảng 30% trở lên so với cách bón phân thông thường.
Với ruộng thực nghiệm trồng dưa bón phân Nano Silic tại xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) đã tiết kiệm chi phí phân bón, thuốc trừ sâu lên hơn 5 triệu đồng/ha. Cây dưa khỏe, hạn chế sâu, bệnh, chất lượng quả ngon, đạt trọng lượng tối đa từ 1,3 - 1,4 kg/quả là những tín hiệu tốt.
Bộ NN&PTNT đã đề nghị tỉnh Ninh Bình tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng các công nghệ mới, tránh phụ thuộc quá lớn vào phân vô cơ truyền thống. Bởi đây vừa là chủ trương xuyên suốt của Bộ, vừa là giải pháp giúp bà con nông dân Việt Nam giảm giá vật tư đầu vào, tăng hiệu quả đầu trong sản xuất nghiệp.
Cuối tháng 5/2022, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Lê Thị Thủy đã đi khảo sát thực tế mô hình trồng lúa năng suất cao từ việc sử dụng phân bón Nano Silic tại xã Khánh Trung và mô hình trồng dưa bón phân Nano Silic tại xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình).
Theo đó, nếu làm theo đúng theo quy trình kỹ thuật sẽ giảm được 50% thuốc bảo vệ thực vật, 50% các loại phân bón khác. Cây lúa đẻ nhánh tập trung, lá lúa cứng, bông to, tỷ lệ hạt chắc cao. Năng suất lúa tăng từ 30 - 60%, chất lượng lúa được nâng cao.
Tận mắt chứng kiến hiệu quả cây trồng từ thực tế các mô hình, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam yêu cầu huyện Bình Lục và huyện Thanh Liêm trên cơ sở quỹ đất sản xuất nông nghiệp của địa phương bố trí chọn vùng để triển khai làm điểm mô hình sản xuất lúa bằng phân bón Nano Silic ngay trong vụ mùa tới. Mỗi huyện triển khai 1 mô hình có quy mô 30 ha, gọn vùng. Sở NN&PTNT Hà Nam sẽ phối hợp với các chuyên gia Nanofarm Đăng Quang hướng dẫn quy trình kỹ thuật đến người dân.
Đây là giải pháp giúp nông dân giảm giá vật tư đầu vào, tăng hiệu sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân. Nhà đầu tư nông nghiệp Lộc Trời sẽ cùng người nông dân Hà Nam trồng thử nghiệm, Nanofarm Đăng Quang tài trợ toàn bộ phân bón Nano và thuốc bảo vệ thực vật trong vụ đầu tiên với kỳ vọng sau Ninh Bình, khi nông dân Hà Nam sử dụng phân bón Nano Silic giúp cải tạo đất, bảo tồn thiên địch trên đồng ruộng, bảo vệ môi trường…
Trong bối cảnh giá phân bón liên tục tăng từ đầu năm 2022 đến nay, việc sử dụng phân bón Nano Silic, Nano Canxi là giải pháp tiết kiệm đúng mức, giúp giảm lượng phân bón hóa học, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả cây trồng; là hướng đi tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp.
Giám đốc Công ty CP Nanofarm Đăng Quang Hoàng Hải Anh cho biết: “Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ đưa nhà máy ứng dụng công nghệ nano tại Bắc Ninh đi vào hoạt động, Nanofarm Đăng Quang sẽ nhanh chóng nghiên cứu và sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ nano. Tiếp theo đó, chúng tôi sẽ xây dựng nhà máy sản xuất nước uống công nghệ nano tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc”.
Hiện nay, một số quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Israel, Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đã ứng dụng thành công công nghệ nano. Nanofarm Đăng Quang kỳ vọng sẽ nghiên cứu, chế tạo được nhiều sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc dùng công nghệ nano dùng trong nông nghiệp với giá thành vô cùng cạnh tranh phát triển nông nghiệp xanh.
Công ty CP Nanofarm Đăng Quang là một trong những DN đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đồ uống theo công nghệ nano. Hiện công ty có 3 nhà máy sản xuất phân bóng công nghệ nano đặt tại Long An, Đồng Nai và Bắc Ninh với tổng công suất 20 triệu lít/năm. Dự kiến cuối năm nay, sau 4 mùa thực nghiệm phân bón công nghệ nano của Nanofarm Đăng Quang sẽ được tung ra thị trường nông nghiệp Việt Nam.