Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

NASA tìm phương án giảm chi phí tiếp cận sao Hỏa

Kinhtedothi - NASA sẽ có cuộc cải tổ về mặt chiến lược trong năm nay và hoàn thành đề xuất mới nhanh nhất có thể.
Robot Rochette đang thu thập những mẫu nghiên cứu từ sao Hỏa. Ảnh: NASA

Trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, NASA đang buộc phải cải tổ lại hoạt động, mà trước mắt là tìm giải pháp với chi phí tiết kiệm cho một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay là thu thập mẫu đất từ Sao Hỏa, các lãnh đạo của cơ quan vũ trụ Mỹ cho biết vào hôm thứ Hai.

Theo đó, một đề xuất chính thức sẽ được gửi đến các trung tâm và phòng thí nghiệm khác nhau của NASA, cũng như các công ty trong ngành vũ trụ, yêu cầu xem xét lại phương hướng cải tổ cách phân bổ chi phí và nguồn lực cho những dự án thiếu hiệu quả. Bên cạnh đó, NASA cũng sẽ cân nhắc cắt giảm những dự án đang chậm tiến độ. 

Chia sẻ với báo giới trong một hội nghị trực tuyến gần đây, đại diện của NASA cho biết họ hy vọng đề xuất trên sẽ được trình thông qua vào mùa Thu hoặc đầu mùa Đông năm nay.

Phó Giám đốc NASA Nicky Fox cho biết quá trình tái cơ cấu sẽ tập trung vào "đổi mới công nghệ đã được kiểm chứng" thay vì tìm kiếm đột phá về công nghệ, như một cách để giảm thời gian phát triển, rủi ro và chi phí.

Động thái thay đổi chiến lược lấy mẫu sao Hỏa được đưa ra sau khi một đánh giá độc lập tiến hành vào tháng 9 năm ngoái cho thấy, chương trình bị cản trở bởi "dự toán ngân sách và lịch trình không thực tế ngay từ ban đầu".

Nỗ lực này càng trở nên phức tạp hơn khi Quốc hội Mỹ công bố quyết định cắt giảm chi phí đối với các chương trình vũ trụ trong năm nay, khiến NASA phải cắt giảm hàng trăm nhân viên, bao gồm cả tại Phòng thí nghiệm Động lực Phản lực (JPL) gần Los Angeles, nơi đang dẫn đầu nỗ lực nghiên cứu của NASA trong nhiệm vụ khám phá Sao Hỏa.

Robot thám hiểm Perseverance do JPL chế tạo đã thu thập các mẫu khoáng sản vào năm 2021 từ đáy của một hồ trên Sao Hỏa có tên gọi Jezero Crater, và niêm phong vật liệu bên trong các ống thí nghiệm chuyên dụng nhằm tìm kiếm các dấu hiệu của vi khuẩn hóa thạch.

Giai đoạn tiếp theo của nhiệm vụ trên là hợp tác với Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, dự kiến ​​sẽ gửi một tàu đổ bộ robot thứ hai lên Sao Hỏa để đưa các mẫu trên quay trở lại Trái đất.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Podcast quốc tế: Kịch bản nào cho giá vàng trong nửa cuối năm 2025?

Podcast quốc tế: Kịch bản nào cho giá vàng trong nửa cuối năm 2025?

19 Apr, 07:25 AM

Kinhtedothi – Giá vàng toàn cầu đang trong hành trình tăng mạnh chưa từng có, vượt ngưỡng 3.350 USD/ounce và có thể tiếp tục lập đỉnh trong nửa cuối năm 2025. Đà tăng này được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, kỳ vọng lãi suất giảm, đồng USD suy yếu và lực mua kỷ lục từ các ngân hàng trung ương.

Boeing vào tâm bão thương chiến Mỹ - Trung

Boeing vào tâm bão thương chiến Mỹ - Trung

19 Apr, 05:43 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng leo thang, Boeing - biểu tượng của ngành công nghiệp hàng không Mỹ – đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới với quyết định gây sốc từ Bắc Kinh: yêu cầu các hãng hàng không nội địa ngừng nhận máy bay Boeing và không đặt thêm đơn hàng mới.

Hà Nội - Sejong (Hàn Quốc) khởi đầu hợp tác chiến lược bền vững

Hà Nội - Sejong (Hàn Quốc) khởi đầu hợp tác chiến lược bền vững

18 Apr, 03:33 PM

Kinhtedothi - Cuộc gặp giữa Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và đoàn đại biểu TP Sejong (Hàn Quốc) không chỉ đánh dấu lần đầu tiên hai TP thiết lập tiếp xúc cấp cao, mà còn mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác bền vững, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ