Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nét mới tại Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ 2018

Bài và ảnh Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2018 (Hanoi Gift Show 2018) do Sở Công thương Hà Nội tổ chức ttại Cung Triển lãm Quy hoạch, Kiến trúc, Xây dựng Quốc gia, số 1 đường Đỗ Đức Dục, quận Nam Từ Liêm đã mở ra cơ hội giao lưu thương mại với quốc tế cho nhiều làng nghề truyền thống của Thủ đô.

Hỗ trợ các DN đàm phán giao dịch

Với quy mô trên 650 gian hàng của khoảng 250 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong nước và quốc tế đến từ các nước như: Ấn Độ, Nepal, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kong, Trung Quốc…. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Nguyễn Doãn Toàn: Hội chợ được tổ chức thường niên vào tháng 10 hàng năm, với mục đích tạo cầu nối giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ (TCMN) làng nghề Hà Nội và cả nước gặp gỡ giao dịch, kết nối kinh doanh với các nhà nhập khẩu nước ngoài, thương mại trong nước để đẩy mạnh tiêu thụ sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tại đây, đã thu hút khá đông khách trong nước và quốc tế đến tham quan, giao dịch hàng hoá.
 Giám đốc bán hàng Công ty TNHH ORISOW tại Ấn Độ đang trao đổi với khách về hàng hoá.
 Ông Đàm Tiến Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội thăm gian hàng của Ấn Độ.
Theo ông Đàm Tiến Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội: Mục tiêu chính là cơ hội để TP Hà Nội quảng bá các mặt hàng của làng nghề nói riêng và các mặt hàng sản xuất trong nước đến với quốc tế, mong muốn qua hội chợ này giới thiệu với khách quốc tế, nhà phân phối mua buôn quốc tế tham gia hội chợ này cùng với những nhà sản xuất đưa hàng Việt Nam ra nước ngoài. Số lượng gian hàng tăng lên 50 gian hàng. Theo ông Thăng, nét mới năm nay của Hội chợ đó là Sở Công thương đã chủ động đi mời gọi các DN, nhà buôn của nước ngoài đến tham gia hội chợ. Đây đều là những DN đã từng tham gia hội chợ quốc tế tại nhiều nước tại châu Âu, Nhật Bản, Australia, Canada, Brazil, Nhật Bản, Hồng Kong, Hàn Quốc …

 Khách quốc tế xem sản phẩm hàng mây tre đan.

 Những sản phẩm này đang được nhiều khách nước ngoài lựa chọn. 
Dự kiến hội chợ đón 600 doanh nghiệp nước ngoài đến để tham quan, giao dịch hàng hoá. Trong những sản phẩm của làng nghề Hà Nội cũng được lựa chọn kỹ, những sản phẩm tiêu biểu và có khả năng xuất khẩu. Đến nay có khoảng 10 nước có DN tham gia vào Hanoi Gift Show 2018, như: Ấn độ, Pê-Ru, Nhật Bản, Lào …

Rút kinh nghiệm từ những lần Hội chợ trước, Ban Tổ chức Hanoi Gift Show 2018, lần đầu tiên thực hiện chương trình hỗ trợ kết nối kinh doanh giữa DN tham gia hội chợ với các nhà nhập khẩu nước ngoài. Tại hội chợ sẽ giúp nhà phân phối kết nối với các DN có sản phẩm phù hợp để trao đổi, thảo luận, đàm phán trước về nhu cầu mỗi bên, sau đó đàm phán, giao dịch trực tiếp tại hội chợ.

Nơi kết nối hàng Việt với quốc tế
 Sản phẩm hoa lụa Nhật Bản tham gia 3 năm liền tại Họi chợ và thu hút khá đông khách xem.
 
Ông Iprit - Giám đốc bán hàng Công ty TNHH ORISOW tại Ấn Độ chia sẻ: Tham gia hội chợ lần này Công ty TNHH ORISOW tại Ấn Độ mang theo sản phẩm của 3 nước là Ấn Độ, Iran, và Thổ Nhĩ Kỳ. Với sản phẩn thảm của 3 nước và nhiều đồ thủ công khác. Đây đều là những sản phẩm làm bằng tay và mỗi sản phẩm đều là độc nhất với mong muốn giới thiệu hàng hóa đến thị trường Việt Nam và ngược lại.
Đại diện doanh nghiệp của Nhật Bản chuyên sản xuất hoa lụa đã tham gia Hội chợ được 3 năm. Mỗi lần Hội chợ đơn vị lại có những khách hàng mới của Việt Nam. Lần này Công ty vẫn mong muốn tìm thêm những bạn hàng để mở rộng thị trường trên địa bàn Việt Nam.
 Bà Khương (bên phải) đang giới thiệu về bức tranh trên 400 triệu đồng.
 Nghệ nhân Nguyễn Văn Thanh giới thiệu tranh thêu Thường Tín.
Nghệ nhân Hoàng Thị Khương, GĐ Công ty TNHH Thêu tranh Hoàng Thị Khương, Thường Tín, Hà Nội, chia sẻ: Đối với các Hanoi Gift Show 2018 là cơ hội để các nghệ nhân làng nghề giới thiệu về với khách trong nước và quốc tế về những sản phẩm truyền thống của làng nghề thủ công mỹ nghệ. Qua đó sẽ thúc đẩy việc xuất khẩu và phát triển bền vững ngành thủ công mỹ nghệ của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Chúng tôi đem đến đây những sản phẩm thêu tay độc đáo. Mỗi bức tranh là 1 màu sắc khác nhau, mang hồn văn hoá của mỗi vùng miền. Có loại tranh hoa, tranh thêu thuỷ mạc … Có những bức tranh người Nhật trả bà đến 400 triệu đồng bà chưa bán.
 Làm tranh bằng lụa sản phẩm mới lần đầu được giới thiệu tại Hội chợ.
 
Nghệ nhân Nguyễn Văn Thanh, cũng ở làng nghề thêu Thường Tín cho biết, đến với hội chợ người nghệ nhân không chỉ giới thiệu quả bá về sản phẩm làng nghề mà họ mong muốn đưa hồn đất nước vào trang và đi đến các nước trên thế giới, để từ đây người nước ngoài biết nhiều hơn về Việt Nam và những nghệ nhân thợ giỏi.

Theo ông Thắng, ngoài sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu, các làng nghề truyền thống được trưng bày, tại Hanoi Gift Show 2018 còn giới thiệu quảng bá trên 100 sản phẩm thiết kế mới do các chuyên gia thiết trong, ngoài nước hỗ trợ thực hiện và các sản phẩm đạt giải cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2018.
 
 Những sản phẩm làm bằng tre độc đáo. 
Công ty Kym Việt là một DN xã hội, lần này mang đến Hội chợ 2 sản phẩm mới là Thú nhồi bông hình chú lợn và tranh ghép lụa. Không chỉ thông qua hội chợ để quảng bá đẩy mạnh bán hàng mà ngay tại buổi khai trương Công ty đã được một số khách hàng tìm hiểu đặt mua. Ông Nguyễn Việt Cường, Giám đốc Công ty Cổ phần Kym Việt, chia sẻ.
 Lụa Vạn Phúc giới thiệu tại Hội chợ.
 Những sản phẩm sơn mài bằng tre và gốm tại Hội chợ.
Đến với Hội chợ lần này các sản phẩm trong nước rất phong phú như: Mây tre đan; gỗ mỹ nghệ; thời trang bằng lụa, vải lụa; lọ sơn mài; sừng mỹ nghệ; gốm; tranh thêu; thú nhồi bông … Hàng hoá của Hà Nội đều đến từ những làng nghể nổi tiếng như: Vạn Phúc (Hà Đông), Thường Tín, Chương Mỹ và nhiều doanh nghiệp xã hội. Cùng với đó là các làng nghề của nhiều tình thành trong cả nước đã hội tụ về đây.