Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nga chuyển hướng xuất khẩu năng lượng sang châu Á

Cẩm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong bối cảnh châu Âu cùng Mỹ trừng phạt Moscow liên quan tới xung đột tại Ukraine, nhiều dấu hiệu cho thấy Nga đang tìm cách thúc đẩy nền kinh tế.

Dòng năng lượng xuất khẩu vẫn duy trì

Theo Bloomberg, các lô hàng dầu thô Sokol của Nga từ vùng Viễn Đông đã được đặt mua toàn bộ trong tháng tới, trong khi một số công ty Trung Quốc mua than của Nga hồi tháng 3, thanh toán bằng Nhân dân tệ. Các dòng khí đốt từ Nga sang châu Âu cũng đã tăng lên kể từ khi chiến sự tại Ukraine nổ ra. 

Nghị viện châu Âu hôm 8/4 đã thông qua nghị quyết cấm vận "hoàn toàn và ngay lập tức" năng lượng Nga.
Nghị viện châu Âu hôm 8/4 đã thông qua nghị quyết cấm vận "hoàn toàn và ngay lập tức" năng lượng Nga.

Bloomberg Economics dự kiến ​​Nga sẽ thu được khoảng 320 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng trong năm nay, tăng hơn 1/3 so với năm 2021. Đồng rúp đã tăng trở lại mức giá trước chiến sự so với đồng USD.

Theo đó, trong khi sản lượng dầu của Nga giảm trong tháng 4, khả năng giữ dòng tiền năng lượng và thúc đẩy tiền tệ của Moscow đang khiến các nhà lãnh đạo phương Tây thất vọng. Khả năng phục hồi cũng giúp Tổng thống Vladimir Putin giành lợi thế ngay cả khi bị cô lập bởi các lệnh trừng phạt. 

Patrick Honohan, một thành viên cấp cao tại Viện Peterson ở Washington, cho biết các biện pháp trừng phạt làm suy yếu nhưng không thể gây tê liệt cho kinh tế Nga, do không thể gián đoạn dòng thu nhập từ xuất khẩu.

Kế hoạch "hướng Đông"

Trung Quốc đang chuẩn bị nhận những lô hàng đầu tiên từ Moscow được thanh toán bằng Nhân dân tệ kể từ khi một số ngân hàng của Nga bị loại khỏi hệ thống tài chính quốc tế.

Dầu thô Nga, vốn thường được chuyển đến các nhà máy lọc dầu ở châu Âu hoặc Mỹ, giờ chuyển hướng đến châu Á, nơi người mua, đặc biệt là Ấn Độ, đang tận dụng lợi thế của các đợt giảm giá mạnh. Các chuyến hàng từ cảng Primorsk và Ust-Luga ở Biển Đen và Biển Baltic của Nga bắt đầu đến Ấn Độ vào tháng 3, sau các chuyến hàng được chuyển đến Trung Quốc trước đó.

Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết cấm vận "hoàn toàn và ngay lập tức" năng lượng Nga đã đẩy giá xăng dầu hôm nay tăng trở lại. Ngày 8/4, giá dầu thô WTI của Mỹ tăng nhẹ, giao dịch ngưỡng 96 USD/thùng, dầu Brent cũng nhích nhẹ, giao dịch quanh mức 101 USD/thùng. Chốt phiên giao dịch khuya 7.4, giá dầu Brent giảm 0,5% xuống 100,58 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giảm 0,6% xuống 96,03.

Châu Âu phụ thuộc vào Nga khoảng 40% nhu cầu khí đốt, với một phần ba nguồn cung cấp đó đi qua các đường ống dẫn qua Ukraine.

Khi chiến sự nổ ra, việc tăng giá cả đồng nghĩa với việc các công ty tiện ích châu Âu đặt mua nhiều nguồn cung cấp của Nga theo hợp đồng dài hạn sẽ rẻ hơn so với mua tại nội địa. Do đó, nhu cầu khí đốt Nga của châu Âu tăng lên, giúp nhà xuất khẩu nhà nước Gazprom tăng doanh thu sang các thị trường nước ngoài quan trọng lên 17% trong tháng 3 so với một tháng trước đó.