Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nga duy trì chính sách đối ngoại độc lập

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong bối cảnh Nga đang trở thành đối tượng của các đòn trừng phạt sau động thái sáp nhập Crimea và các diễn biến liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Tổng thống Nga Vladmir Putin vẫn khẳng định, Moscow sẽ không từ bỏ chính sách đối ngoại độc lập đang theo đuổi.

  Phát biểu tại cuộc họp với các đại sứ và đại diện thường trực LB Nga tại St Petersburg diễn ra tuần trước, Tổng thống Putin nhấn mạnh, chính sách đối ngoại của Nga xuất phát quán triệt từ thực tế là "giải pháp cho các vấn đề toàn cầu và khu vực cần được tìm kiếm không phải thông qua sự đối đầu, mà là sự hợp tác, thỏa hiệp", ông Putin khẳng định, Nga chủ trương ủng hộ tính tối thượng của luật pháp quốc tế với vai trò chủ đạo của Liên Hợp quốc.
Đường ống khí đốt “Dòng chảy phương Nam” của Nga đang được xây dựng tại Bulgaria.          Ảnh: afp
Đường ống khí đốt “Dòng chảy phương Nam” của Nga đang được xây dựng tại Bulgaria. Ảnh: AFP
Tích cực “hướng Đông”

Ngoài ra, Tổng thống Nga tán thành việc tăng cường quan hệ đối tác toàn diện giữa Nga và Trung Quốc và khẳng định, quan hệ hữu nghị giữa Nga và Trung Quốc không nhằm chống lại bất cứ
“Dòng chảy phương Nam” gồm hai nhánh. Nhánh thứ nhất đi qua Bulgaria, Serbia, Hungary, Slovenia, Áo và Italia; nhánh thứ hai đi qua Croatia, Macedonia, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
ai. Nga cần tiếp tục xúc tiến chiến lược ngoại giao "hướng Đông", tích cực khai thác tiềm năng to lớn của châu Á - Thái Bình Dương nhằm góp phần phát triển Siberia và khu vực Viễn Đông của Nga. Theo ông Putin, điều này sẽ được tạo thêm điều kiện nhờ vai trò chủ tịch sắp tới của Nga trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải SCO cũng như việc tổ chức tại Ufa vào mùa hè năm 2015 các hội nghị thượng đỉnh SCO và BRICS. Để thực hiện thành công chính sách “hướng Đông”, ông Putin nhấn mạnh, Nga  "sẽ phát triển quan hệ với các đối tác truyền thống của mình ở châu Á - với Ấn Độ và Việt Nam, những quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trên thế giới. Tăng cường mối liên lạc với Nhật Bản và các nước khác, trong đó có các quốc gia ASEAN". Với Việt Nam, Nga cũng đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Đối với Nga, Việt Nam là cửa ngõ vào Đông Nam Á, sự hỗ trợ của ASEAN ngoài việc tăng cường quan hệ thương mại và hợp tác đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự - kỹ thuật và năng lượng đang được trú trọng phát triển, hai nước sẽ hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác.

Chủ động “lái” dòng chảy khí đốt

Sau những diễn biến tại Ukraine, Ủy ban châu Âu - cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã ra lệnh tạm ngừng hợp tác với Nga xây dựng đường ống "Dòng chảy phương Nam" nhằm tìm hướng đi tự chủ nguồn năng lượng. Tuy nhiên, bất chấp sự không hài lòng của EU, Áo, Hungary - hai thành viên của khối và Serbia - nước đang là ứng cử viên gia nhập EU cho biết, sẽ tiếp tục triển khai các hạng mục của dự án. Ngoài ra, Slovenia - một thành viên khác của EU cũng đang xem xét tham gia "Dòng chảy phương Nam". Động thái này của Áo, Hungary, Serbia và Slovenia đã làm phá sản việc gây áp lực của EU về kinh tế và ngoại giao với Nga, đồng thời cho thấy, Moscow đã tìm được cách chủ động "lái" dòng chảy khí đốt sang châu Âu.

Khí đốt tự nhiên của Nga hiện chiếm khoảng 1/3 nhu cầu của EU và một khi đường ống "Dòng chảy phương Nam" có thể làm tăng nguồn cung cấp khí đốt sang "lục địa già" khoảng 25% khiến châu Âu ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung từ Nga.