Nga “nổi giận” vì Pháp chuyển lãi từ tài sản đóng băng của Moscow cho Kiev

Ngày 9/3, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin cho biết, việc Pháp cung cấp lô vũ khí trị giá 195 triệu euro từ tiền lãi của tài sản Nga bị đóng băng trong năm 2025 đã vi phạm tất cả các quy tắc của luật pháp quốc tế.
“Sự hoảng loạn do bất lực cuối cùng đã lấn át lý trí” - ông Volodin nói.
Xem thêm : Căng thẳng cuộc chiến tịch thu tài sản bị đóng băng giữa Nga và phương Tây
Tuyên bố trên được Chủ tịch Hạ viện Nga đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu thông báo kế hoạch sử dụng tiền lãi từ tài sản đóng băng của Nga để hỗ trợ cho Ukraine.
Trong bài trả lời phỏng vấn tờ La Tribune Dimanche của Pháp hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Lecornu tuyên bố: “Nhờ lãi suất từ tài sản Nga bị đóng băng, chúng tôi sẽ huy động thêm 195 triệu euro để mua vũ khí cho Ukraine.”
Ông Lecornu tiết lộ rằng Paris sẽ sử dụng số tiền này để tài trợ việc cung cấp cho Kiev các loại đạn pháo 155 mm và bom lượn tương thích với máy bay chiến đấu Mirage 2000 mà Pháp đã bàn giao cho Ukraine.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, nước này dự định cung cấp một số lượng không xác định xe chiến đấu bọc thép cho Ukraine, bao gồm cả xe AMX-10 RC.
Trong một phản ứng tương tự đối với Vương quốc Anh hôm thứ Sáu, ông Volodin cũng cảnh báo rằng London “sẽ phải trả lại cho Nga những gì họ đang hào phóng trao đi,” đồng thời nhấn mạnh rằng Moscow có “mọi lý do để đáp trả tương ứng”.
Cảnh báo này được Chủ tịch Hạ viện Nga đưa ra ngay sau khi Thủ tướng Ukraine Denis Shmigal xác nhận rằng Kiev đã nhận được khoảng 1 tỷ USD từ London, khoản giải ngân đầu tiên từ London trong gói vay G7 được bảo đảm bằng tài sản bị đóng băng của Nga.
Xem thêm: Mỹ báo tin vui cho Ukraine từ tài sản đóng băng của Nga
Cuối năm ngoái, Mỹ cũng đã chuyển khoản đầu tiên trị giá 1 tỷ USD trong gói cho vay 20 tỷ USD, được bảo đảm bằng lãi suất từ tài sản Nga bị phong tỏa.
Sau khi xung đột Ukraine leo thang vào tháng 2/2022, các nước phương Tây đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD quỹ chủ quyền của Nga, trong đó khoảng 213 tỷ USD được giữ tại Euroclear – một tổ chức thanh toán bù trừ có trụ sở tại Brussels. Số tài sản này đã tạo ra hàng tỷ USD tiền lãi, trong đó Euroclear đã chuyển trực tiếp 1,55 tỷ euro (1,63 tỷ USD) cho Ukraine vào tháng 7 năm ngoái.

Moscow lên tiếng khi Đức ủng hộ tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga
Kinhtedothi - Lãnh đạo Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) cảnh báo rằng nước này sẽ có quyền thực hiện các hành động tương tự đối với tài sản của Đức và các quốc gia khác nếu tài sản của Nga bị tịch thu.

Anh sẽ là quốc gia đầu tiên tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga
Kinhtedothi - Luật mới của Vương quốc Anh cho phép nước này giữ nguyên tài sản bị đóng băng của Nga cho đến khi Ukraine được nhận bồi thường.

Anh "quay xe" không tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga?
Kinhtedothi - London lo ngại sẽ phải đối diện với một vụ kiện lịch sử nếu mạnh tay với tài sản bị đóng băng của Moscow.