Nga "xoay trục" năng lượng trước cửa hẹp châu Âu

Cẩm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trên thực tế, chiến lược năng lượng của Nga đã “xoay trục sang châu Á” trong hơn một thập kỷ.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov nhận định nước này sẵn sàng chuyển hướng nguồn cung sang các thị trường thay thế, chẳng hạn như châu Á, đồng thời cho biết Moscow sẵn sàng bán dầu cho các "quốc gia thân thiện" với "bất kỳ mức giá nào". Tuyên bố là một trong những dấu hiệu phản ánh chuyển dịch trong chính sách tiêu thụ năng lượng sắp tới của Moscow. 

Ấn Độ là nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới. 
Ấn Độ là nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới. 

Xoay trục năng lượng

Việc Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine và làn sóng trừng phạt của phương Tây hiện có nguy cơ làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động thương mại năng lượng của nước này với thị trường lớn nhất là châu Âu. Vào năm 2019, năm “bình thường” cuối cùng trước đại dịch, hầu hết 260 tỷ USD xuất khẩu năng lượng của Nga tới các nước láng giềng phía Tây.

Trên thực tế, chiến lược năng lượng của Nga đã “xoay trục sang châu Á” trong hơn một thập kỷ, đầu tư vào các đường ống dẫn dầu và khí đốt mới, mở rộng năng lực đường sắt và đẩy mạnh vận chuyển LNG để cung cấp cho thị trường, trong đó có Trung Quốc. Về dầu mỏ, Trung Quốc là khách hàng ngoài châu Âu lớn nhất của Nga, chiếm phần lớn trong 38% dầu xuất khẩu của Nga cho các nước châu Á và châu Đại Dương năm 2021.

Nga hiện là nhà cung cấp dầu lớn thứ hai của Trung Quốc sau Ả Rập Saudi  nhưng các chuyên gia tin rằng mục tiêu chính của Điện Kremlin trong những năm tới là vượt các đối thủ Trung Đông để trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất.

Trao đổi với DW, Fernando Ferreira, nhà phân tích rủi ro địa chính trị cho rằng: “Động lực thú vị nhất từ ​​quan điểm thị trường năng lượng trong năm nay là việc Nga cố gắng dịch chuyển các mối quan hệ thương mại lâu đời từ Trung Đông sang Đông Á”.

Đường ống Sức mạnh của Siberia, được coi là được xây dựng nhằm vận chuyển khí tự nhiên đến Trung Quốc. 
Đường ống Sức mạnh của Siberia, được coi là được xây dựng nhằm vận chuyển khí tự nhiên đến Trung Quốc. 

Một mục tiêu lớn khác của Moscow là tăng đáng kể số năng lượng xuất khẩu cho Ấn Độ. Đất nước 1,38 tỷ dân này tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới, phần lớn trong số đó từ nguồn nhập khẩu.

Iraq, Ả Rập Saudi và UAE là những nhà cung cấp lớn nhất của Ấn Độ, trong khi vào năm 2021, Nga chỉ chiếm 2% lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ. Nhưng điều đó đã và đang có dấu hiệu thay đổi. Trong tháng 3 và tháng 4, việc nước này mua dầu của Nga tăng lên đáng kể. Các nhà lọc dầu Ấn Độ háo hức với năng lượng của Nga được bán với giá chiết khấu cao.

Margarita Balmaceda, chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Nga và Á-Âu Davis tại Đại học Harvard, trao đổi với DW rằng hai nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ gần đây nhập lượng lớn dầu Sokol của Nga, đến từ đảo Sakhalin.

Tuy nhiên, có những nghi ngờ về khả năng thay thế nhu cầu từ châu Âu của các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ.

Chuyên gia Ferreira cho biết,  quan hệ thương mại liên quan đến dầu giữa các nước Trung Đông và Trung Quốc hay Ấn Độ đã mất hàng thập kỷ để vun đắp. "Cả hai đều sẽ cảnh giác với việc đóng cửa hoàn toàn đối với các nước Trung Đông và ủng hộ dầu của Nga", ông nói.

Một vấn đề khác chuyên gia này đề cập là tác động của các lệnh trừng phạ từ phương Tây đến năng lực mua thiết bị và công nghệ cần thiết cho sản xuất dầu của Nga. “Nga sẽ khó giữ được mức cung mà không có khả năng tiếp cận các công nghệ phương Tây”, chuyên gia này cho biết.

Bài toán khí đốt

Tuy nhiên, Nga sẽ dễ dàng tìm được thị trường mới cho dầu hơn là khí đốt. Nếu Nga muốn thay thế thị trường khí đốt ở châu Âu, khoản đặt cược lớn nhất của Moscow dường như là Trung Quốc. Vào tháng 2, Bắc Kinh và Moscow đã công bố một hợp đồng 30 năm để Nga cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua một đường ống mới.

Nga cũng đã thiết lập quan hệ chặt chẽ về khí đốt với Pakistan. Moscow cũng đồng ý xây dựng Pakistan Stream, một đường ống trị giá 2 tỷ USD (1,8 tỷ Euro) sẽ vận chuyển LNG từ thành phố cảng phía nam Karachi đến phía bắc của quốc gia Nam Á này. Giống như nước láng giềng Ấn Độ, Pakistan không lên án việc Nga tấn công Ukraine.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần