Ngắm “bộ sưu tập” trang sức hàng nghìn năm tuổi Hà Phương 21:27 13/07/2023 Chia sẻ Theo dõi Kinh tế đô thị trên Kinhtedothi- Qua nhiều lần khai quật, các nhà khoa học đã tìm thấy ở Quảng Ngãi những trang sức hàng nghìn năm tuổi từ văn hóa Sa Huỳnh. Văn hóa Sa Huỳnh cùng với văn hóa Đông Sơn, văn hóa Óc Eo đã hình thành nên “tam giác văn hóa” trong buổi bình minh của lịch sử Việt Nam. Tại Quảng Ngãi, từ khi được nhà khảo cổ học người Pháp M. Vinet phát hiện vào năm 1909, qua nhiều lần khai quật, các nhà khoa học phát hiện nhiều hiện vật của văn hóa Sa Huỳnh, trong đó có những trang sức ngàn năm tuổi, thể hiện kỹ nghệ chế tác đồ trang sức và phong cách sử dụng của chủ nhân nền văn hóa này. Chuỗi hạt, vòng tay, khuyên tai, nhẫn… phong phú đa dạng về kiểu dáng được chế tác bằng nhiều nguyên liệu đá mã não, nephrit, carnehan, pha lê, vàng, thủy tinh màu làm từ cát và nhựa các loại cây. Chuỗi vòng vỏ ốc được tìm thấy ở đảo Lý Sơn. Một số trang sức khác từ vỏ ốc. Trang sức đá mã não. Khuyên tai được làm từ đất nung. Chuỗi dây bằng hạt trang sức indo- pacific. Chuỗi hạt, vòng tay làm từ đá. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cho rằng, khuyên tai ba mấu là một trong những sản phẩm đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh do người Sa Huỳnh sáng tạo. Khuyên tai ba mấu được chế tác chủ yếu từ đá ngọc, ngoài ra còn có thể làm từ thủy tinh, đá quý. “Đồ trang sức ngoài đóng vai trò tâm linh còn tạo nên vẻ đẹp, quyền lực, đẳng cấp của chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh”, Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi- Phó Giám đốc Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi (bìa trái) chia sẻ.