Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngăn chặn quảng cáo sai sự thật

Kinhtedothi - Trong bối cảnh công nghệ, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nghệ sĩ, người nổi tiếng ngày càng có thêm các kênh tiếp cận gần hơn với công chúng.

Những gì họ nói, họ mặc, họ ăn đều ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, hành vi tiêu dùng của một bộ phận công chúng. Nắm bắt tâm lý này, nhiều nhãn hàng, DN hợp tác với người nổi tiếng để thương hiệu được phổ biến rộng rãi hơn.

Tuy nhiên, thời gian qua, không ít người nổi tiếng, nghệ sĩ đã tham gia giới thiệu, mời chào hoặc quảng cáo cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng, gây bức xúc trong Nhân dân.

Nhiều sản phẩm được quảng cáo có tác dụng điều trị bệnh dù chưa được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam. Thậm chí, không ít nghệ sĩ đã phải lên tiếng xin lỗi khán giả vì quảng cáo sai sự thật, sau khi được báo chí truyền thông phanh phui.

Đáng nói, Luật Quảng cáo năm 2012 không quy định quyền và nghĩa vụ của người truyền tải sản phẩm quảng cáo, mà chủ yếu tập trung vào trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Do đó, chưa có chế tài hoặc ràng buộc với người chuyển tải sản phẩm quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không đúng sự thật hoặc yêu cầu họ phải là người đã tìm hiểu, sử dụng sản phẩm, có trách nhiệm về các nội dung mình cung cấp.

Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã quy định về người có ảnh hưởng và trách nhiệm của họ, tuy nhiên luật này chưa quy định nghĩa vụ của người có ảnh hưởng trong việc truyền tải sản phẩm quảng cáo.

Bởi vậy, việc Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng thừa ủy quyền của Thủ tướng ký tờ trình của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo gửi Quốc hội được đánh giá là cần thiết để bổ sung các quy định nhằm siết việc người nổi tiếng, có ảnh hưởng quảng cáo sản phẩm tràn lan trên mạng.

Theo đó, trong tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đã bổ sung trách nhiệm của người truyền tải sản phẩm quảng cáo là người có ảnh hưởng theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng như thông báo trước cho người tiêu dùng việc mình đang thực hiện hoạt động quảng cáo.

Khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về kết quả sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung... trên mạng xã hội phải là người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm.

Thế nhưng, việc người nổi tiếng phải thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo là một vấn đề phức tạp. Điều này cần có sự cân nhắc, thảo luận kỹ lưỡng giữa các cơ quan quản lý, những người quảng cáo là KOLs (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội), nghệ sĩ và chuyên gia liên quan để tạo ra một hệ thống thẩm định hợp lý, đáng tin cậy nhằm bảo đảm tính công bằng, hiệu quả trong quảng cáo nhưng cũng bảo vệ quyền lợi của người quảng cáo, nhất là các nghệ sĩ và sự sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật.

Bên cạnh chế tài xử lý mạnh tay, để giải quyết tình trạng nghệ sĩ, người có ảnh hưởng quảng cáo không đúng chức năng sản phẩm, giải pháp căn cốt vẫn là đạo đức, trách nhiệm công dân của họ. Bởi, khi nghệ sĩ, người nổi tiếng ý thức được về trách nhiệm của mình, kiểm tra kỹ sản phẩm quảng cáo, đặt mình trong vai của người tiêu dùng thì sẽ không còn tình trạng quảng cáo sai công dụng, chức năng, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.

Tràn lan biển hiệu quảng cáo sính ngoại

Tràn lan biển hiệu quảng cáo sính ngoại

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Yêu cầu cấp thiết từ người tiêu dùng

Yêu cầu cấp thiết từ người tiêu dùng

24 Apr, 06:20 AM

Kinhtedothi - Bộ Y tế và Bộ Công an vừa họp bàn xem xét tăng chế tài xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm. Theo đại diện Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, hai bộ dự kiến sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới về công tác này. Không ít người dân bày tỏ sự đồng tình với đề xuất tăng nặng mức xử phạt. Song cùng với đó là yêu cầu cấp thiết về hoàn thiện cơ chế quản lý.

Nên là quy định tự nguyện

Nên là quy định tự nguyện

23 Apr, 05:05 AM

Kinhtedothi - Dư luận đang quan tâm việc Bộ Nội vụ đề xuất tham khảo kinh nghiệm các quốc gia về nghỉ hưu trước tuổi và kéo dài tuổi nghỉ hưu đến 70 với một số lĩnh vực, khi xây dựng Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Đây cũng không phải lần đầu tiên vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu với một số lĩnh vực được bàn tới, tuy nhiên có lẽ không chỉ đơn thuần là đề xuất về một quy định hành chính, mà còn rất nhiều vấn đề cần cân nhắc.

Mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh

Mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh

22 Apr, 06:05 AM

Kinhtedothi - Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định, kinh tế tư nhân là đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, phải coi phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều mục tiêu đặt ra về phát triển kinh tế tư nhân chưa đạt được như kỳ vọng, từ số lượng DN, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo, đến đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Không chỉ là một danh xưng

Không chỉ là một danh xưng

21 Apr, 05:35 AM

Kinhtedothi - Những ngày qua, các địa phương trong cả nước đang khẩn trương công bố dự kiến các phương án về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo lộ trình, để lấy ý kiến Nhân dân. Trong đó, cùng với số lượng cấp xã mới dự kiến hình thành sau sắp xếp, tên gọi của các đơn vị hành chính cơ sở mới cũng là vấn đề được đặc biệt quan tâm.

Tăng nhưng chưa vội mừng

Tăng nhưng chưa vội mừng

18 Apr, 06:40 AM

Kinhtedothi - Mặc dù thu thuế thương mại điện tử (TMĐT) liên tục tăng theo các năm, nhưng cũng chưa vội mừng, bởi số thu thực tế chưa tương xứng với tiềm năng. Bởi vậy, để thu thuế từ TMĐT tăng trưởng bền vững, đảm bảo thu đúng, thu đủ, cần những giải pháp đồng bộ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ