Ngày vía Thần Tài 2022: Cúng vào giờ nào tốt nhất?

Khang Nhi (Tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch được coi là ngày thần Tài bay về trời.

Để cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, may mắn, các hộ kinh doanh thường sắm lễ cúng vía Thần tài. Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mùng 10 Tết, vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch, cùng với bàn thờ tổ tiên và các bàn thờ khác trong nhà, hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng, mọi người thường cúng Thần Tài để trả lễ khi gặp vận may về tài lộc.

Tương truyền, các vị thần đều dùng mặn, chỉ có Thần Tài, Thổ Địa vừa dùng đồ mặn vừa dùng đồ chay. Đặc biệt, Thần Tài rất thích món cua biển và lợn quay, chuối chín vàng.

Thông thường, lễ cúng Thần Tài nửa năm đầu là đồ mặn, từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm là đồ chay.

Lễ cúng mặn từ tháng Giêng đến tháng 6 âm lịch gồm: 1 bình hoa, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng thịt lợn quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu, gạo, muối hột để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.

Từ tháng 7 đến tháng 12 âm lịch, lễ cúng chay ngày Thần Tài được sửa soạn gồm: 1 bình hoa, 1 đĩa ngũ quả, 1 bộ giấy tiền vàng, chum nước, gạo, muối hột, bánh chay như bánh tét, bánh ngọt…

Lễ cúng vía Thần Tài năm 2022 rơi vào thứ 5, ngày 10/2/2022 dương lịch. Theo các chuyên gia về phòng thủy, lễ cúng nên được tiến hành vào buổi sáng, giờ tốt nhất là 7 giờ - 9 giờ  hoặc 11 - 13 giờ. Ngoài ra, gia chủ có thể chọn giờ 15 - 17 giờ (Nhâm Thân) để làm lễ thì cầu xin cũng dễ thành.

Điều cần chú ý khi cúng vía Thần Tài:

Thường ngày nên đốt hương mỗi sáng từ 6 - 7 giờ và chiều tối từ 18 giờ - 19 giờ. Thay nước uống khi đốt hương, thay nước trong lọ hoa và thờ nải chuối chín vàng.

Người kinh doanh nên cúng ở địa điểm kinh doanh; Lễ ở nhà riêng không nên đặt mâm cúng ngoài cửa, ở sân. Đồ lễ đơn giản.

Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài.

Vàng, bạc đại đốt ở ngoài.

Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.

Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.

Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.

Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

Khi thỉnh tượng Thần Tài ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần” và nhờ các sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài.

Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường.

Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ. Thần Tài không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về.

Đầu năm, hầu hết các gia đình người Việt đều có lễ đón Thần Tài theo phong tục dân gian cho rằng đầu năm cần chào đón Thần Tài từ thiên đình về hạ giới.

Lịch trình cụ thể là mùng 2 làm lễ đón Hỷ thần (thần may mắn, hạnh phúc), mùng 3 đón Tài thần (thần tài lộc), mùng 4 là đón tiếp các vị thần khác từ thiên đình về hạ giới, mùng 5 là ngày phá trừ, dỡ bỏ đồ cúng. Riêng với các cửa hàng kinh doanh thì cúng Thần Tài hàng ngày.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Đọc tiếp