Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nghịch lý quỹ khoa học, công nghệ: có tiền, doanh nghiệp vẫn không dễ dùng

Kinhtedothi - Quy định phức tạp, nặng về hành chính, khiến nhiều DN lúng túng, thậm chí lo ngại khi thực hiện chi từ quỹ phát triển khoa, học công nghệ. Vì vậy, quy định chi quỹ khoa học, công nghệ trong DN cần sửa đổi theo hướng linh hoạt, giảm thủ tục… để khuyến khích DN sử dụng quỹ.

Doanh nghiệp thiếu vốn, thừa quỹ

Dù được đánh giá là một công cụ tài chính quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp – đúng tinh thần Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, song sau hơn một thập kỷ triển khai, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp vẫn chưa phát huy hiệu quả như kỳ vọng. Theo thống kê, trong giai đoạn 2015–2023, tổng số tiền trích lập quỹ vượt 35.000 tỷ đồng, nhưng chỉ khoảng 60% được đưa vào sử dụng, phần lớn còn lại bị "đóng băng" vì vướng cơ chế, thủ tục hành chính và lo ngại rủi ro thuế vụ.

Thực trạng này không chỉ cho thấy khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn triển khai, mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi các quy định liên quan, nhằm biến nguồn quỹ hàng chục nghìn tỷ đồng này thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy năng suất, năng lực cạnh tranh và chuyển đổi công nghệ trong doanh nghiệp – đặc biệt là khối tư nhân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo các chuyên gia, việc thành lập Quỹ phát triển hoa học, công nghệ tại DN là một chủ trương đúng đắn, thể hiện quyết tâm của Nhà nước trong việc khuyến khích DN chủ động đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới sáng tạo - yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả triển khai các quỹ khoa học, công nghệ tại DN còn khá hạn chế. Cho đến nay, sau hơn 10 năm thành lập quỹ nhưng tình trạng thiếu tiền thừa quỹ, tồn quỹ đến hàng chục nghìn tỉ đồng.

Số liệu của Tổng cục Thuế cho thấy, trong giai đọa 2015 – 2021, số tiền và số DN trích lập quỹ không nhiều; việc sử dụng số tiền từ quỹ chi cho hoạt động khoa học, công nghệ chỉ đạt 60%. Cụ thể, số tiền trích lập quỹ cả nước đạt trên 23 nghìn tỷ đồng và sử dụng trên 14 nghìn tỷ đồng.

Đến năm 2022, có khoảng 220 DN trích lập và sử dụng quỹ trong năm 2022 với tổng số tiền trích lập khoảng 6.500 tỷ đồng, số tiền quỹ được sử dụng khoảng 3.200 tỷ đồng. Năm 2023 có 170 DN trích lập quỹ với tổng số tiền là 5.879 tỷ đồng, có hơn 200 DN sử dụng quỹ với số tiền sử dụng là 4.363 tỷ đồng.

Doanh nghiệp gặp tình trạng thiếu vốn, nhưng thừa quỹ kh