Nghiêm khắc trừng trị kẻ lôi kéo trẻ em sử dụng ma túy

Thái San
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Liên quan clip bé trai 3 tuổi có dấu hiệu bị bạo hành và bị ép hút ma túy, các chuyên gia pháp luật cho rằng, trường hợp bạo hành, cưỡng ép trẻ em sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi mất tính người, vi phạm pháp luật hình sự.

Có dấu hiệu bạo hành, ép trẻ em hút ma túy
Ngày 28/3, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Văn Bậm (44 tuổi, trú tại quận 10, TP Hồ Chí Minh) để điều tra về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Trước đó, ngày 24/3, Công an TP Hồ Chí Minh tiếp nhận tin báo của anh T.M.T. (30 tuổi, trú tại quận Tân Bình) về việc phát hiện các đoạn clip ghi lại cảnh con ruột là cháu T.N.A.T. (3 tuổi) có dấu hiệu bị bạo hành và dụ dỗ sử dụng trái phép chất ma túy tại phòng trọ ở xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn.

Theo anh T., do mâu thuẫn nên từ năm 2021, vợ anh là N.T.N. (23 tuổi, trú tại quận Tân Bình) đã mang theo hai con là cháu T.N.A.N. (5 tuổi) và T.N.A.T. (cháu trai trong clip) bỏ đi và chung sống như vợ chồng với Bậm.

Đến ngày 22/3, anh T. phát hiện đoạn clip quay lại hình ảnh nghi vấn cháu A.T. bị N. và Bậm ép sử dụng ma túy nên trình báo công an; đồng thời đăng tải trên các trang mạng xã hội.

Clip bé T. nghi bị cha dượng trói chân, cho dùng chất nghi ma túy đá lan truyền chóng mặt trên mạng. Ảnh chụp màn hình
Clip bé T. nghi bị cha dượng trói chân, cho dùng chất nghi ma túy đá lan truyền chóng mặt trên mạng. Ảnh chụp màn hình

Sau khi các đoạn clip ghi lại cảnh cháu A.T. có dấu hiệu bị bạo hành và dụ dỗ sử dụng trái phép chất ma túy được phát tán trên mạng xã hội, Bậm và N. đã xóa tài khoản Facebook, đưa cháu A.T. bỏ trốn qua nhiều nơi khác.

Gần hai ngày công an truy xét theo dấu vết của hai người này tại các địa điểm nghi vấn, đến chiều 26/3, Công an TP Hồ Chí Minh đã bắt giữ Bậm khi đang lẩn trốn tại xã Tân An Hội, huyện Củ Chi.

Mẹ bé trai cũng bị cơ quan điều tra yêu cầu phối hợp làm rõ vụ việc. Khám xét chỗ ở của Bậm, thu giữ 0,21g methamphetamine cùng dụng cụ sử dụng trái phép chất ma túy và một số tang vật khác.

Xét nghiệm nhanh các chất ma túy, cơ quan công an phát hiện Bậm và N. dương tính với ma túy. Riêng cháu A.T. âm tính với ma túy và đã được Công an TP Hồ Chí Minh đưa đi kiểm tra sức khỏe với kết quả sức khỏe ổn định, chưa có dấu hiệu bất thường.

Công an TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục đấu tranh với Bậm và N. để làm rõ hành vi dụ dỗ, xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma túy, đồng thời làm rõ các hành vi hành hạ, ngược đãi cháu A.T.

Ép trẻ em sử dụng ma túy là vi phạm pháp luật hình sự

Liên quan vụ việc, trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An cho rằng, đối với hành vi trên video có thể thấy hành vi ép bé trai hút ma túy đá là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo Luật Trẻ em, trẻ em có quyền được sống, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy...

Nếu cha hoặc mẹ có hành vi ép con sử dụng chất ma túy, tòa án có thể áp dụng biện pháp hạn chế quyền của cha mẹ đối với con người thành niên theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân gia đình 2014.

Theo đó, cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp: Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; Phá tán tài sản của con; Có lối sống đồi trụy; Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 1 - 5 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

“Qua sự việc cho thấy, đối với người phát hiện ra người chăm sóc trẻ có sử dụng ma túy cần báo ngay cho cơ quan công an để cơ quan công an đưa người đó đi xét nghiệm và có biện pháp quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép chất ma túy. Mặt khác, khi người chăm sóc trẻ không đủ điều kiện để chăm sóc trẻ tốt nhất thì cần đề nghị tòa án thay đổi quyền nuôi con” - luật sư Phạm Thị Bích Hảo nêu quan điểm.

Trong khi đó, theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam, cưỡng ép trẻ em sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi không thể chấp nhận được bất kể vì nguyên nhân nào. É

p buộc trẻ em sử dụng trái phép chất ma túy là chuyện rất hiếm xảy ra bởi người trưởng thành, đặc biệt là người nghiện ma túy thường sẽ nhận thức rất rõ nguy hại của chất ma túy đối với sức khỏe con người, đối với trẻ em thì tác hại của ma túy còn lớn hơn gấp nhiều lần đối với người đã thành niên.

“Trong trường hợp kết quả xác minh của cơ quan điều tra cho thấy đối tượng này đã cưỡng bức, ép buộc cháu bé còn rất nhỏ tuổi như vậy sử dụng trái phép chất ma túy thì đối tượng sẽ bị xử lý hình sự về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy và hình phạt có thể tới 20 năm tù. Cụ thể tội danh và hình phạt được bộ luật hình sự quy định tại Điều 257 - Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy” - luật sư Đặng Văn Cường nêu quan điểm.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần