Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người chồng bản lĩnh

Kinhtedothi - Khi nhận lời lấy anh, chị nhận không ít lời dị nghị, rằng sao chị đẹp thế mà lấy anh người như thế, rằng anh lam lũ nghèo khó... Nhưng chị nhìn anh và thầm nghĩ mình đã chọn đúng người.

Chi là cô thôn nữ xinh đẹp, dáng cao ráo, đặc biệt là đôi mắt to, đen huyền... Hơn thế, chị vừa nữ tính lại duyên dáng. Học xong phổ thông, chị vào trường sư phạm. Ở làng xã, cũng như ở trường, bao nhiêu chàng trai theo đuổi chị. Có anh còn ôm guitar đến nhà chị bập bùng suốt cả tháng hè, đuổi cũng không thèm đi...

Ảnh minh họa

Ấy vậy mà chị lại mến anh ngay từ cái nhìn đầu tiên. Anh có đôi mắt hơi giống mắt của chị, với cái nhìn ấm áp nhưng không kém phần nghiêm nghị với khuôn mặt chữ điền, da ngăm đen.

Khi anh đi lại, chị mới cảm nhận anh là người khuyết tật, có một chân hơi bị teo từ hồi nhỏ. Nhìn kỹ, chị thấy đôi tay của anh vâm váp, cuồn cuộn như bù lại sự khuyết thiếu của đôi chân.

Đi chơi với anh, chị ngày càng cảm nhận, anh hoàn toàn như người bình thường. Anh leo trèo giỏi, bơi lội cũng giỏi luôn. Có người bảo chị: “Về hình thể thì không nói, nhưng mày học đại học, nó chỉ học trung cấp...”. Chị biết, anh là người học giỏi, thậm chí hơn cả chị nhưng vì nhà nghèo nên anh phải làm ruộng giúp đỡ gia đình không còn nhiều thời gian dành cho học hành. Do vậy, vì mê nghề y, anh chọn thi vào trung cấp y học cổ truyền, vừa dễ đậu, vừa đỡ tốn tiền học phí cho gia đình.

Họ làm đám cưới khi chị vừa tốt nghiệp đại học; anh thì đã đi làm ở một trạm y tế xã. Ngày ngày, anh đi làm ở trạm y tế, ngày nghỉ đi phụ phòng mạch của một lương y giàu kinh nghiệm vừa để kiếm thêm thu nhập vừa để học hỏi kinh nghiệm. Rỗi anh lại giúp vợ công việc gia đình. Anh nấu cơm khéo như là gói thuốc cho bệnh nhân vậy, vợ con ăn cứ khen tíu tít.
Một hôm, trong bữa cơm, anh nói với chị: “Em ạ! Lâu nay anh vẫn học hành, ôn lại các môn Toán, Sinh... để đợi thời cơ thi học bác sĩ. Nay có đợt trường tuyển sinh lớp hàm thụ, anh chuẩn bị thi. Em thấy thế nào?”.

Chị biết, nếu thi thì anh sẽ đậu nhưng việc học sẽ vô cùng vất vả. Nhưng rồi chị vẫn gật đầu. Chị nói: “Lương của em cố thì cũng tạm đủ, nhưng tiền cho anh học hơi khó”.

Anh cho biết, thầy của anh ở phòng mạch đã kêu gọi được nhà tài trợ học phí cho anh. Đi học về, anh vẫn tham gia làm việc phòng mạch để kiếm thêm tiền đỡ đần cho vợ con.

Chị lúc đó nhìn anh với sự cảm phục vô bờ. Và rồi, anh thi đậu. Anh dường như trẻ lại gần cả chục tuổi, mặc áo trắng tinh cắp sách đi học.

Thấm thoắt mấy năm học trôi qua, anh vượt qua các kỳ thi để rồi trở thành bác sĩ. Mọi người trong làng lúc này mới nhìn anh với cặp mắt rất khác. Một bạn chị nói: “Mày đúng có cặp mắt tinh đời. Anh ấy là đàn ông đúng nghĩa đầy nghị lực. Mà giờ đây tao thấy anh ấy còn rất đẹp trai nữa”.

Điều chị tự hào là dù đã trở thành bác sĩ nhưng anh vẫn không ngừng cố gắng học hành. Anh nói: “Kiến thức không bao giờ là đủ. Mình là bác sĩ, nếu hiểu sai về bệnh, về phương thuốc... có khi ảnh hưởng đến tính mạng của người dân”.

Có lẽ vì là con nhà nghèo nên anh rất thương bệnh nhân nghèo. Trong mỗi thang thuốc, anh cố gắng dùng thuốc Nam thay thế cho thuốc Bắc thường rất đắt tiền. Nhiều bệnh nhân nghèo được anh miễn, giảm tiền công khám, tiền thuốc...

Những lần có đám tiệc, đám cưới, chị lại tranh thủ chụp hình lưu niệm với anh, với gia đình nhỏ. Một điều mọi người không biết: Chị rất tự hào khi đứng cạnh anh, người chồng vẫn nở nụ cười hồn hậu, vẫn luôn cho chị nép lên bờ vai vững chãi của mình.

Chung tay chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình chính sách

Chung tay chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình chính sách

Bài học cho gia đình về quản lý, giáo dục trẻ vị thành niên

Bài học cho gia đình về quản lý, giáo dục trẻ vị thành niên

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

08 Apr, 09:55 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đang phải đối diện với những thách thức không nhỏ về ùn tắc giao thông (UTGT), ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh đó, quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC) hiện đại, hiệu quả, bền vững đã trở thành yêu cầu cấp bách, một trong những yếu tố then chốt để Hà Nội hướng tới tương lai phát triển bền vững.

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

08 Apr, 02:48 AM

Kinhtedothi - Đi làm và có nhà là ước muốn của bất kỳ ai. Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết, trừ trường hợp được bố mẹ cho nhà cửa, những người đi làm rất khó khăn để có căn nhà hay căn hộ riêng của mình.

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

06 Apr, 11:35 AM

Trải qua nhiều thăng trầm, “ngõ nhỏ, phố nhỏ” như một khoảng lặng riêng của đất Hà Thành. Nơi ấy gìn giữ được nét cổ kính, níu kéo nhịp sống, đặc trưng kiến trúc, văn hóa của Thủ đô. Nhưng do quá trình đô thị hóa tự phát nhiều năm qua, ngõ Hà Nội dần tiếp biến với hình hài lối sống mới, dẫn đến nhiều thách thức cho phát triển đô thị.

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

05 Apr, 03:09 PM

Kinhtedothi - Chẳng thâm niên cùng đất Kinh kỳ như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Bưởi, nhưng hơn 3 thập kỷ xôn xao dưới chân cây cầu Long Biên lịch sử cũng khiến chợ Long Biên trở thành một phần không thể thiếu của đời sống Hà thành. Nơi ấy là một mảng màu đậm sắc Hà Nội với đủ những mảnh ghép đời người trong ánh đèn lung linh xuyên đêm…

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

04 Apr, 05:06 AM

Tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân đã được Quốc hội điều chỉnh khoảng 4,5 - 5%, cao hơn khoảng 0,5% so với chỉ tiêu đã đặt ra trong những năm gần đây. Dù vậy, từ nay tới cuối năm lạm phát vẫn là một thách thức lớn khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố biến động không lường trước từ cả trong và ngoài nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ