Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh:

Nguồn cung bất động sản đang chuyển động ngược với quy luật kinh tế thị trường

Kinhtedothi - Tỷ trọng nguồn cung nhà ở TP Hồ Chí Minh đang mất cân đối khi các sản phẩm cao cấp chiếm lĩnh thị trường, còn nhà ở bình dân hoàn toàn mất hút. Tình trạng lệch pha cung cầu nghiêm trọng đang gây ra một đợt “khủng hoảng nhà ở” chưa từng có tại TP Hồ Chí Minh.

Nhà phố, biệt thự trên 30 tỷ đồng chiếm lĩnh thị trường

Báo cáo thị trường bất động sản mới nhất của Savills Việt Nam cho thấy, dòng sản phẩm biệt thự/nhà phố tại TP Hồ Chí Minh đang hoạt động yếu nhất kể từ năm 2019 đến nay với lượng giao dịch và tỷ lệ hấp thụ sụt giảm liên tiếp. Cụ thể, trong năm 2023, nguồn cung sơ cấp giảm 40% theo năm, xuống 993 căn, thấp nhất trong 5 năm vừa qua và chủ yếu đến từ hàng tồn kho giá cao.

Tương tự, lượng bán và tỷ lệ hấp thụ thấp nhất trong 5 năm qua, giảm xuống còn 29% và lượng bán chỉ đạt 286 căn, giảm 73% theo năm. Do nguồn cung giá cả phải chăng vẫn còn hạn chế, lượng căn giá cao tiếp tục chiếm lĩnh thị trường khi các căn giá trị trên 30 tỷ đồng chiếm 67% tổng lượng bán.

Có nguồn cung nhưng nhà phố, biệt thự cao cấp ở TP Hồ Chí Minh có thanh khoản kém, lượng tồn kho cao. Nguồn: Savills Việt Nam

Lý giải cho tình trạng này, theo bà Giang Huỳnh - Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và S22M, nguyên nhân khách quan đến từ việc quá trình huy động nguồn vốn bị ảnh hưởng bởi công cuộc thanh tra phát hành trái phiếu bất động sản. Ngoài ra, ảnh hưởng của diễn biến kinh tế và chính trị thế giới lên kinh tế trong nước gây nhiều khó khăn, khiến thu nhập và dòng tiền của doanh nghiệp và người dân bị tắc nghẽn.

Mặt khác, về nguyên nhân chủ quan, sự khan hiếm của quỹ đất tại khu vực nội thành của TP Hồ Chí Minh đã thúc đẩy giá nhà tăng cao, dẫn đến khả năng chi trả giảm. Vì nguồn cung có giới hạn và chủ đầu tư dần hướng đến phân khúc nhà cao cấp, đối tượng người mua bị thu hẹp, làm tốc độ hấp thụ chậm đi đáng kể.

“Thực tế, mức hoạt động sụt giảm này phản ánh sự phát triển đúng chu kỳ của phân khúc nhà thấp tầng, dần dần sẽ ngày càng ít nguồn cung cho các sản phẩm này tại khu vực nội thành. Do tính khan hiếm, các sản phẩm sẽ tập trung vào phân khúc cao cấp và người mua giàu có. Quan trọng hơn, theo định hướng phát triển đô thị đến năm 2030, TP Hồ Chí Minh sẽ tập trung phát triển phân khúc nhà cao tầng để tối ưu quỹ đất cũng như đáp ứng nhu cầu nhà ở lớn tại thành phố” - bà Giang nhận xét.

Bộ phân nghiên cứu Savills Việt Nam cho biết trong năm 2024, nguồn cung mới dự kiến sẽ có 1.400 căn gia nhập thị trường, trong đó sản phẩm từ 20-30 tỷ đồng chiếm khoảng 65%. Tình hình hoạt động suy giảm và giá bán tiếp tục đắt đỏ tại TP Hồ Chí Minh là các thách thức lớn lên tốc độ hấp thụ.

Phân khúc nhà ở bình dân chiếm tỷ lệ rất thấp

Nếu như nhà phố, biệt thự cao cấp có nguồn cung nhưng giao dịch ế ẩm, thì phân khúc nhà ở bình dân lại thiếu hụt dù nhu cầu trên thị trường rất lớn.

Báo cáo mới đây của Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho thấy, phân khúc căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) đã hoàn toàn biến mất khỏi thị trường TP Hồ Chí Minh suốt 3 năm qua. Thậm chí, phân khúc trung cấp (giá từ 25-40 triệu đồng/m2) cũng chỉ chiếm tỷ lệ trên dưới 30%. Thực tế này khiến giấc mơ an cư ngày càng trở nên xa vời với người dân có thu nhập thấp.

Chênh lệch cung cầu đang là bài toán khó giải khi phân khúc nhà ở giá rẻ đang dần vắng bóng tại TP Hồ Chí Minh, khiến người dân ngày càng "hẹp cửa" mua nhà. Ảnh: Tiểu Thúy

Theo chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang, nguồn cung bất động sản ở TP Hồ Chí Minh đang chuyển động ngược với các quy luật của kinh tế thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả….Điều này rất nguy hiểm, vì một thị trường không hướng đến người mua cuối cùng rất dễ rơi vào khủng hoảng.

“Xử lý triệt để lệch pha cung cầu sẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi và phát triển bền vững. Để làm được điều đó, cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp để hạn chế đầu cơ, hướng đến người mua có nhu cầu ở thực” – ông Quang nói.

Đồng quan điểm, luật sư Lê Thu Thảo - Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, sự nghịch lý trong cung cầu đang làm méo mó thị trường bất động sản, mà hệ lụy lớn nhất là giá bất động sản tăng ở các phân khúc. Đây là thách thức rất lớn không chỉ với các cơ quan quản lý Nhà nước, mà còn với cả doanh nghiệp và người dân.

“Chỉ khi hành lang pháp lý rõ ràng, các dự án được khơi thông, thì doanh nghiệp có dám chủ động cơ cấu lại sản phẩm nhà ở, tập trung vào sản phẩm hướng đến nhu cầu thực. Và khi nguồn cung dồi dào, tự nhiên cán cân "cung - cầu" sẽ được cân bằng” – luật sư Thảo phân tích.

Để giải quyết hiện tượng "lệch pha", luật sư Thảo đánh giá nhà ở xã hội là giải pháp tiên phong bởi nó đáp ứng mục tiêu chiến lược của quốc gia giúp người dân có cơ hội cải thiện nhà ở, nhất là người người nghèo, người có thu nhập thấp. Ngoài ra, tư duy phát triển diện tích căn hộ nhỏ hơn, xa trung tâm hơn cũng là giải pháp hữu hiệu để nhà ở có giá bán vừa phải.

 

Theo các chuyên gia, Chính phủ và doanh nghiệp cũng có thể nghiên cứu triển khai quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ tín thác bất động sản như một phương pháp giúp cung cầu hài hòa giữa các phân khúc. Hoặc phương án đánh thuế lũy tiến đối với những người sở hữu nhiều bất động sản để chống đầu cơ, từ đó giúp hạ giá bất động sản, tạo niềm tin cho người mua nhà.

Vì sao người dân sẵn sàng trả tiền để mua nhà ở nơi xa trung tâm?

Vì sao người dân sẵn sàng trả tiền để mua nhà ở nơi xa trung tâm?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hướng tới bình đẳng, phát triển đồng đều

Hướng tới bình đẳng, phát triển đồng đều

16 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Phát triển các khu chung cư mới, hay cải tạo xây dựng mới chung cư cũ, tất cả đều phải hướng tới mục đích cải thiện chất lượng sống của người dân, chỉnh trang và làm đẹp hơn đô thị Hà Nội, hướng tới sự bình đẳng và phát triển, tái phát triển đồng đều giữa các khu vực đô thị. Đó là những chia sẻ của TS.KTS Nguyễn Quốc Tuân - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam xung quanh chủ đề quy hoạch, cải tạo chung cư cũ.

Khu kinh tế Vân Phong lập tổ chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược

Khu kinh tế Vân Phong lập tổ chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược

14 Jul, 08:27 AM

Kinhtedothi - Với mục tiêu thu hút vốn lớn, tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục và đồng hành cùng doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) vừa thành lập Tổ công tác chuyên trách hỗ trợ các dự án trọng điểm. Mô hình “một cửa tại chỗ, chuyên trách, đồng hành” được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho Khu kinh tế động lực này bứt phá, hiện thực hóa tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp, năng lượng và bất động sản du lịch quy mô khu vực.

Vì sao bất động sản Đông Bắc TP Hồ Chí Minh trở thành tâm điểm mới, hấp dẫn nhà đầu tư?

Vì sao bất động sản Đông Bắc TP Hồ Chí Minh trở thành tâm điểm mới, hấp dẫn nhà đầu tư?

12 Jul, 06:07 PM

Kinhtedothi - Sau quá trình sáp nhập mở rộng không gian phát triển, khu vực Đông Bắc TP Hồ Chí Minh gồm Thủ Đức, Dĩ An, Thuận An và các vùng giáp ranh Bình Dương – đang nổi lên là một “cực tăng trưởng” bất động sản hấp dẫn bậc nhất phía Nam. Không chỉ nhờ vị trí chiến lược, khu vực này còn ghi điểm nhờ hạ tầng đồng bộ, kết nối vùng hiệu quả và định hướng phát triển thành đô thị thông minh tích hợp đa chức năng.

Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất

Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất

09 Jul, 09:31 AM

Kinhtedothi - Sau khi chính thức sáp nhập Ninh Thuận vào Khánh Hòa, thị trường bất động sản (BĐS) Khánh Hòa mới nhanh chóng trở thành một trong những điểm sáng thu hút nhà đầu tư tại Nam Trung Bộ nhờ quỹ đất ven biển mở rộng và hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, giá đất một số khu vực liên tục lập đỉnh so với thu nhập của người dân.

Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh

Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh

08 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi - Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết trong việc rà soát và hoàn thiện chính sách thuế đối với đất đai, đặc biệt với tình trạng đất bỏ hoang, đất chậm hoặc không đưa vào sử dụng hiệu quả.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ