Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhu cầu gạo của Trung Quốc là rất lớn

Kintedothi - Để tăng cơ hội xuất khẩu gạo vào thị trường Trung Quốc, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc Nông Đức Lai khuyến nghị, DN Việt Nam bám sát thị trường, cũng như đa dạng hóa công tác xúc tiến thương mại nhằm thâm nhập vào các khu vực tiềm năng của nước bạn.

Theo ông Nông Đức Lai, các DN xuất khẩu gạo của Việt Nam cần phát huy và tận dụng lợi thế của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Bởi trong những năm qua, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ bạn hàng truyền thống tốt đẹp với nước bạn; đồng thời, duy trì tỷ trọng gạo Việt Nam trong tổng nhập khẩu của thị trường Trung Quốc.

Thông tin về tình hình thị trường, vị này cho biết, Trung Quốc là quốc gia đông dân và người dân có thói quen ăn cơm hàng ngày. Thói quen này đã đi vào văn hóa ẩm thực của người Trung Hoa, do đó, nhu cầu tiêu dùng đối với gạo tại thị trường này là rất lớn. Song, Trung Quốc cũng là quốc gia sản xuất và có sản lượng gạo lớn nhất toàn cầu.

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Lam Thanh

Số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy, từ năm 2021 đến nay, sản lượng lúa gạo của nước này đạt trên 200 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, trong 2 năm vừa qua, do tác động của yếu tố thời tiết, hiện tượng El Nino gây ra hạn hán, lũ lụt. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa ngày càng sâu rộng, diện tích canh tác lúa đã giảm, dẫn đến sản lượng lúa những năm gần đây giảm so với những năm trước đây.

Còn theo báo cáo triển vọng nông nghiệp Trung Quốc giai đoạn 2022 - 2031 của Hội đồng chuyên gia dự báo thị trường - Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc cho thấy, tiêu thụ gạo của Trung Quốc đã đạt ngưỡng 150 triệu tấn từ năm 2020 và duy trì tốc độ tăng trưởng liên tục cho đến nay. Trong đó, cơ cấu tiêu thụ gạo như sau: 74,5% làm thực phẩm cho người dân; 12 - 14% sử dụng vào ngành thức ăn chăn nuôi; 8% cho ngành công nghiệp chế biến (sản xuất tinh bột, sản xuất rượu).

Về thương mại gạo, trong mấy năm gần đây, xuất khẩu gạo của Trung Quốc tăng dần trở lại, nên để bảo hộ sản xuất gạo trong nước, Trung Quốc cũng đã ban hành biện pháp quản lý hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng này. Từ đó đến nay hạn ngạch đối với mặt hàng gạo của Trung Quốc vẫn duy trì ở mức 5,32 triệu tấn/năm.

Từ năm 2012, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, mặc dù với hạn ngạch 5,32 triệu tấn, nhưng đến nay chưa có năm nào vượt qua mức hạn ngạch nhập khẩu.

Đến năm 2022, nhập khẩu của Trung Quốc vượt hạn ngạch và đạt 6,19 triệu tấn. Năm 2023, nhập khẩu gạo của Trung Quốc có sự biến động rất mạnh, chỉ đạt 2,63 triệu tấn, giảm đến 75% về số lượng và 45,8% về kim ngạch so với năm 2022.

Phân tích nguyên nhân của việc giảm đột ngột này, ông Nông Đức Lai nhận định, thứ nhất là do chênh lệch tỷ giá giữa nhân dân tệ và đồng USD.

Thứ hai, do tác động của một số chính sách hạn chế xuất khẩu lương thực nói chung và xuất khẩu gạo của một số quốc gia, trong đó có Ấn Độ đã tác động đến nhập khẩu gạo của Trung Quốc.

Thứ ba, tỷ trọng nhập khẩu gạo tấm để thay thế một số nguyên liệu như ngô, lúa mì dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi đã trở lại mức bình thường. Thứ tư, giá gạo của thế giới tăng trong năm 2023, điều này làm chênh lệch giá gạo của Trung Quốc với bên ngoài không đủ hấp dẫn đối với các nhà nhập khẩu.

Xuất khẩu gạo hứa hẹn lập kỳ tích mới

Xuất khẩu gạo hứa hẹn lập kỳ tích mới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp thu hút nguồn lực vàng

Tìm giải pháp thu hút nguồn lực vàng

28 Mar, 09:19 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh giá vàng trong nước không ngừng “nhảy múa” những ngày vừa qua và xếp hàng “rồng rắn” mua, bán vàng, một số quan điểm cho rằng, cần có giải pháp huy động vàng trong dân để đưa khối lượng vàng ước tính hàng trăm nghìn tấn vào phục vụ mục đích phát triển kinh tế.

Hướng tới giá trị bền vững

Hướng tới giá trị bền vững

22 Mar, 06:25 AM

Kinhtedothi - Những ngày qua, thông tin về việc quy hoạch, đầu tư, cải tạo chỉnh trang một số khu vực quảng trường, không gian công cộng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được dư luận xã hội, Nhân dân cả nước quan tâm.

Một số đô thị châu Á phát triển hạ tầng bền vững

Một số đô thị châu Á phát triển hạ tầng bền vững

22 Mar, 06:25 AM

kinhtedothi - Trước áp lực đô thị hóa và biến đổi khí hậu, các TP tại châu Á điều chỉnh quy hoạch theo hướng linh hoạt, ưu tiên tận dụng không gian, phát triển hạ tầng bền vững và mở rộng giao thông thông minh, nhằm cân bằng tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng sống.

Người dân ủng hộ

Người dân ủng hộ

21 Mar, 09:30 AM

Kinhtedothi - Đến thời điểm này, việc thực hiện quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông Hồ Gươm đều được các cơ quan chức năng, chuyên gia, nhiều người dân đồng tình ủng hộ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ