Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhức nhối lò mổ "chui"

Kinhtedothi- Mất an toàn thực phẩm đang là vấn nạn nhức nhối khi cả nước hiện vẫn có trên 70% cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được chính quyền địa phương cho phép hoạt động.

Tại Hội nghị về kiểm soát giết mổ động vật và triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ mới đây, những con số mà Bộ NN&PTNT công bố liên quan đến cơ sở giết mổ không phép đang hoạt động khiến dư luận không khỏi giật mình. Bởi nó cho thấy nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào từ quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh, thu mua, sơ chế, chế biến và tiêu thụ.

Cụ thể, đến nay mới có 18/63 địa phương ban hành Quyết định của UBND cấp tỉnh phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ tập trung và có tới 24.654 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ, nhưng chỉ có 7.362 cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đáng nói, nhiều địa phương có điều kiện kinh tế phát triển, không phải khu vực miền núi nhưng vẫn có trên 1.000 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ như: Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương… Nhìn vào những con số trên có thể thấy được phần nào mức độ quan tâm của các địa phương dành cho công tác quản lý giết mổ động vật.

Theo lý giải của Bộ NN&PTNT, số lượng cơ sở giết mổ động vật tập trung còn ít bởi giá thành sản phẩm cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường. Sản phẩm của các cơ sở này cũng khá kén khách, tiêu thụ chủ yếu ở siêu thị, các cửa hàng tiện ích, một số bếp ăn, nhà hàng và khu công nghiệp. Do đó, số lượng tiêu thụ chưa nhiều.

Với mô hình này, cần có DN lớn đầu tư, tuy nhiên hiện nay rất ít DN tham gia vào lĩnh vực này, do rủi ro cao (hạn chế đầu ra, thời gian thu hồi vốn lâu, nguồn gia súc, gia cầm chưa ổn định…).

Mặt khác, các cơ sở giết mổ dây chuyền công nghiệp  đòi hỏi động vật đưa vào giết mổ có kích cỡ đồng đều nhau và vận hành dây chuyền với số lượng lớn mới đảm bảo có lãi. Vì vậy, rất khó để các hộ nhỏ lẻ thuê gia công giết mổ động vật tại đây.

Đây cũng là lý do dẫn đến tình trạng một số cơ sở giết mổ tập trung hoạt động vẫn chưa hết công suất thiết kế, gây lãng phí đầu tư của DN và kéo dài thời gian thu hồi vốn.

Để đưa hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm vào khuôn khổ, theo các chuyên gia, các địa phương cần nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, ban hành ngày 14/1/2023.

Cùng với đó, cần tập trung vào cơ chế chính sách để thu hút nhà đầu tư vào cơ sở giết mổ tập trung, tăng cường nguồn ngân sách cho quản lý, đặc biệt là hệ thống thú y các cấp; tập trung chỉ đạo, giám sát 100% các cơ sở giết mổ. Cùng với đó, tổ chức triển khai xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung theo quy địnhC, Luật Quy hoạch.

Đồng thời có lộ trình đưa các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ vào cơ sở giết mổ tập trung có kiểm soát của chính quyền địa phương và của cơ quan thú y, có giải pháp quyết liệt để quản lý, kiểm tra việc thực hiện.

Lực lượng liên ngành, UBND các huyện, thị xã, TP… cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa, tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất về thú y, an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ… Các lò mổ “chui” chưa có giấy phép, không đủ điều kiện vệ sinh thú y thì buộc phải dừng hoạt động.

Về phía cơ quan chuyên môn, cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ thú y ở cơ sở, tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế để Việt Nam có điều kiện tốt quản lý cơ sở giết mổ, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.

Chưa đạt mục tiêu hỗ trợ cho cơ sở giết mổ do DN ít mặn mà

Chưa đạt mục tiêu hỗ trợ cho cơ sở giết mổ do DN ít mặn mà

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ai chịu trách nhiệm?

Ai chịu trách nhiệm?

11 Jul, 02:39 PM

Kinhtedothi - Một đường dây giết mổ và tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh quy mô lớn vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra và Công an TP Hà Nội triệt phá. Hàng tấn thịt bệnh được phù phép thành “thịt sạch”, tuồn ra khắp các chợ, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Thủ đô. Câu chuyện không chỉ gây phẫn nộ bởi sự liều lĩnh của nhóm đối tượng, mà còn đặt ra câu hỏi lớn.

Nỗi niềm còn đọng lại

Nỗi niềm còn đọng lại

10 Jul, 08:11 AM

Kinhtedothi - Mỗi mùa thi đi qua, niềm vui của người này lại đi kèm nỗi chạnh lòng của nhiều người khác. Khi cánh cửa bước vào bậc THPT trở nên chật hẹp, thì phía sau đó, không chỉ là áp lực của học sinh, mà là cả những nỗi trăn trở lớn của phụ huynh và toàn xã hội.

Bộ não đổi mới sáng tạo

Bộ não đổi mới sáng tạo

08 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Dữ liệu ngày càng được xem là tài sản chiến lược, đóng vai trò quyết định trong quản trị quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội.

“Một chạm” để cách mạng vận tải công cộng

“Một chạm” để cách mạng vận tải công cộng

07 Jul, 04:55 AM

Kinhtedothi - Hà Nội chuẩn bị áp dụng phương án giá vé liên thông cho các loại hình vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) có trợ giá trên toàn địa bàn TP. Đây là bước tiến dài, đưa mạng lưới VTHKCC Thủ đô đến gần hơn với giấc mơ “một chạm”.

Kiến tạo mô hình quản trị hiện đại

Kiến tạo mô hình quản trị hiện đại

04 Jul, 06:52 AM

Kinhtedothi - Chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức đi vào hoạt động thông suốt, với những đổi mới trong cách làm, tư duy và tác phong công vụ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ