Lập kế hoạch: Có thể lập và thực hiện các mục tiêu và kế hoạch cụ thể. Có những cách để trẻ tham gia lập kế hoạch cùng người lớn, chẳng hạn như: Lên kế hoạch cho các hoạt động trong ngày với trẻ cho dù đó là ngày học hay ngày vui chơi. Nói về tất cả các công việc trong ngày, bao gồm ăn uống, mặc quần áo, tắm rửa và những việc khác...
Tập trung: Thời hiện đại có rất nhiều thứ khiến trẻ bận tâm, nhất là việc sử dụng các thiết bị điện tử. Việc của phụ huynh là giúp trẻ áp dụng thời gian không sử dụng thiết bị điện tử như laptop, điện thoại thông minh, ngay cả khi nó không vui vẻ vì điều này. Nghiên cứu cho biết, đọc to sách in cùng nhau giúp trẻ có khả năng tập trung cao hơn. Vì lúc đọc sách, trẻ phải tự hình dung những sự việc, tình tiết liên quan trong sách, thay vì chỉ cần nhìn vào màn hình, điều này khiến trẻ phải tập trung.
Kiểm soát bản thân: Cần dạy trẻ phản ứng thế nào với sự tức giận và thất vọng? Hãy nhớ rằng trẻ em luôn chú ý đến những gì chúng ta làm hơn là những gì chúng ta nói. Để giúp con bạn học cách tự chủ, bạn có thể: Nói về cảm xúc và về các chiến lược để quản lý cảm xúc mạnh - như hít thở sâu, tránh xa hoàn cảnh, la hét vào gối… Cần giúp trẻ hiểu hành vi của trẻ ảnh hưởng đến người khác như thế nào và tại sao điều quan trọng là phải lưu tâm đến điều đó.
Nhận thức: Không chỉ để ý đến những người và tình huống xung quanh chúng ta, mà còn hiểu chúng ta phù hợp với hoàn cảnh như thế nào. Để giúp trẻ nhận thức tốt, phụ huynh có thể đi tham quan, cùng xem phim, cùng hình dung những gì mọi người đang làm hay suy nghĩ… Cũng có thể cho trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng, qua đó giúp trẻ hiểu hơn về những người xung quanh với cuộc sống muôn màu của họ.
Tính linh hoạt: Cuộc sống không phải lúc nào cũng bình lặng, cần phải thay đổi để thích nghi các hoàn cảnh. Đó là sự uyển chuyển. Phụ huynh có thể có những thay đổi để cho bé tập làm quen, như chuyến đi chơi tự phát chẳng hạn. Khi một kế hoạch của trẻ (hay của chính bố mẹ) thất bại, hãy để trẻ tìm cách giải quyết, qua đó rút ra những bài học mới.
Mặc dù đây là những kỹ năng mà trẻ em (và người lớn) có thể và học được trong suốt cuộc đời, nhưng có hai khoảng thời gian đặc biệt quan trọng: Thời thơ ấu (từ 3 - 5 tuổi) và thanh thiếu niên giai đoạn đầu trưởng thành (từ 13 - 26 tuổi).