80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những loại thực phẩm không nên để đông lạnh

Kinhtedothi - Thực phẩm đông lạnh có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc đồng thời còn giúp bạn lưu trữ thức ăn thừa, cắt giảm lãng phí thực phẩm và chất thải ra môi trường. Tuy nhiên, không phải bất kỳ thực phẩm nào cũng đều có thể đông lạnh.

Rau lá xanh

Rau lá xanh như rau diếp, bắp cải có hàm lượng nước cao nên khi đông lạnh sẽ bị đóng băng, phá vỡ cấu trúc tế bào, khiến rau bị mềm nhũn, mất ngon. Vì vậy, loại thực phẩm này không nên đông lạnh.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Một số loại trái cây và rau củ quả tươi

Rau củ: Nên chần rau củ qua nước sôi trước khi đông lạnh để vô hiệu hóa enzyme, ngăn ngừa hư hỏng và giữ được độ giòn.

Trái cây: Có thể sử dụng axit ascorbic (vitamin C) hoặc axit citric (nước cốt chanh) để giảm hoạt động của enzyme và bảo quản tốt hơn.

Một số loại rau củ quả không nên đông lạnh: Bắp cải, cần tây, cải xoong, dưa chuột, rau diếp, rau xà lách, rau mùi tây, khoai tây, củ cải, dưa hấu.

Thảo mộc tươi

Đây cũng là loại thực phẩm không nên đông lạnh vì thảo mộc tươi sau khi đông lạnh sẽ bị mềm nhũn, không thích hợp để trang trí. Tuy nhiên, vẫn có thể sử dụng để nấu ăn.

Trứng

Khi bỏ trứng vẫn còn nguyên vỏ vào tủ đông, lòng trắng bên trong trứng giãn nở khi đông lạnh khiến lớp vỏ bên ngoài bị nứt vỡ. Lúc này, trứng rất dễ bị vi khuẩn tấn công, nhanh hỏng và gây mùi hôi cho tủ đông.

Nếu bạn muốn đông lạnh trứng, hãy lấy lòng trắng và lòng đỏ ra khỏi vỏ rồi đánh cho đến khi đều và bảo quản trong hộp đậy kín.

Hầu hết các sản phẩm từ sữa

Sữa, phô mai, sữa chua, bơ... sau khi mở nắp không nên đông lạnh. Một số sản phẩm từ sữa có thể đông lạnh, nhưng chất lượng sẽ bị ảnh hưởng.

Mì ống, nui

Việc chế biến thực phẩm rồi cho vào tủ đông để khi cần dùng bạn chỉ cần hâm nóng lại là có một bửa ăn ngon lành và tiện lợi. Nhưng bạn không nên đưa mì ống hay nui vào đông đá. Vì quá trình đông lạnh ảnh hướng xấu tới kết cấu của sợi mì.

Thực phẩm chiên rán

Loại thực phẩm này không nên đông lạnh vì sau khi đông lạnh sẽ mất độ giòn, trở nên nhũn không ngon.

Một số loại gia vị

Các loại sốt trộn salad, mứt, thạch, mayonnaise... là những loại thực phẩm không nên đông lạnh.

Một số loại kem phủ

Kem phủ meringue, kem phủ luộc... sau khi đông lạnh sẽ bị co lại, chảy nước, mất độ xốp.

Thực phẩm đóng hộp và đồ uống đóng chai

Không nên đông lạnh thực phẩm đóng hộp và đồ uống đóng chai vì chúng có thể bị nổ.

Một số loại gia vị

Một số loại gia vị như hạt tiêu, tỏi, hành tây, ớt bột, cà ri... khi đông lạnh có thể bị biến đổi hương vị.

Nước sốt

Nước sốt dùng cho các món salad nên để ngoài tủ lạnh. Khi để trong tủ, trứng, dầu, giấm có trong nước sốt sẽ bị vón lại, tách riêng ra khiến chúng không còn giữ được kết cấu ban đầu.

Thực phẩm rã đông

Nếu bạn lấy thực phẩm tươi sống như thịt, cá… ra khỏi ngăn đông, tuyệt đối không cất lại vị trí cũ. Do thực phẩm đã rã đông có thể bị biến đổi cấu trúc, hương vị và vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập vào thịt nhanh hơn thông thường.

Thế nên, bạn cần chia nhỏ thực phẩm tươi sống và lấy lượng vừa đủ dùng để không thừa thức ăn.

Thịt ướp muối

Thịt ướp muối có thời hạn sử dụng ngắn trong tủ đông. Xúc xích và thịt hộp có thể bị chảy nước khi đông lạnh.

Cách rã đông thực phẩm an toàn:

Rã đông trong tủ lạnh: Đây là cách an toàn nhất, tuy nhiên mất nhiều thời gian.

Rã đông trong nước lạnh: Cho thực phẩm vào túi kín, ngâm trong nước lạnh, thay nước 30 phút một lần.

Rã đông bằng lò vi sóng: Sử dụng chế độ rã đông của lò vi sóng.

Không rã đông ở nhiệt độ phòng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Nền tảng là niềm tin của Nhân dân

Bài cuối: Nền tảng là niềm tin của Nhân dân

18 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi - Với 3 bài viết, trong các vấn đề được trình bày, chúng tôi đã phần nào làm rõ những khoảng tối tồn tại trong thời gian qua dẫn đến thực trạng thực phẩm bẩn, hàng giả hoành hành, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng và sự an toàn của xã hội. Đã đến lúc cần quyết liệt loại trừ thực phẩm bẩn, hàng giả ra khỏi đời sống.

Bài 3: Không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm

Bài 3: Không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm

17 Jul, 05:47 AM

Kinhtedothi - Trước tình hình hoạt động mua bán, vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, sản xuất, vận chuyển, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa… diễn biến phức tạp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm trên phạm vi toàn quốc.

Bài 2: Những lỗ hổng, “con voi” chui lọt

Bài 2: Những lỗ hổng, “con voi” chui lọt

16 Jul, 10:07 AM

Kinhtedothi - Thực phẩm bẩn, hàng giả không thể ngang nhiên tồn tại, lưu thông nếu cơ quan chức năng siết chặt quản lý. Những “cánh cửa” cấp phép, kiểm tra, hậu kiểm… nhiều khi đã bị vô hiệu hóa bởi một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất, bị mua chuộc hoặc ngó lơ có chủ đích. Khi người dân mua phải thực phẩm bẩn, hàng giả, đặc biệt là thuốc giả, thực phẩm chức năng (TPCN} giả, không chỉ sức khỏe bị tổn hại, tính mạng bị đe dọa, mà hơn thế, niềm tin vào thể chế, vào hệ thống quản lý Nhà nước bị tổn hại nghiêm trọng.

Thực phẩm bẩn và hàng giả hoành hành: Đi tìm những khoảng tối

Thực phẩm bẩn và hàng giả hoành hành: Đi tìm những khoảng tối

15 Jul, 10:00 AM

Kinhtedothi - Thực phẩm bẩn và hàng giả – những thứ đang âm thầm gặm nhấm sức khỏe người dân và phá hoại lòng tin vào kỷ cương pháp luật – đã không còn là câu chuyện của những vụ vi phạm lẻ tẻ. Trong thời gian ngắn vừa qua, liên tiếp các vụ án lớn được phát hiện, từ đó bộc lộ kẽ hở của pháp luật và đâu đó xuất hiện bóng dáng những cán bộ thoái hóa, biến chất, tiếp tay hoặc làm ngơ vì lợi ích riêng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ