Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Những người không nên ăn nhãn

HP (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhãn là trái cây quen thuộc, dễ ăn và dễ mua và tốt cho sức khỏe nhưng những người sau đây tuyệt đối không được ăn nhãn.

Những người không nên ăn nhãn - Ảnh 1

Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn

Nhãn có vị ngọt, tính bình, quả màu vàng nâu, hạt đen nhánh, lớp cơm dày màu trắng bao bọc hạt. Theo nghiên cứu khoa học, quả nhãn có chứa các vi chất như: Sắt, magie, kẽm, kali, phốt pho, protein, chất béo, đường sacaroza, glucoza.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g nhãn tươi ăn được (cùi nhãn):

Nước: 86.3g

Năng lượng: 48 Kcal

Protein: 0.9g

Lipid: 0.1g

Glucid (Carbohydrate): 10.9g (65.9g/100g nhãn khô)

Celluloza (Fiber) : 1.0g

Calci (Calcium) 21 mg - Sắt (Iron): 0.40 mg

Magiê (Magnesium): 10 mg

Mangan (Manganese): 0.1mg

Phốt pho(Phosphorous): 12mg

Natri (Sodium): 26mg

Kẽm (Zinc): 0.29 mg

Đồng (Copper): 150 μg

Vitamin C (Ascorbic acid): 58 mg

Vitamin B1 (Thiamine): 0.03mg

Vitamin B2 (Riboflavin): 0.14mg

Vitamin PP (Niacin): 0.3 mg

Lợi ích sức khỏe của quả nhãn

Theo Đông y, quả nhãn có công dụng chữa bệnh rất tốt. Ruột nhãn thường được phơi, sấy khô gọi là long nhãn, quế viên hay nguyên nhục, dùng làm vị thuốc chữa bệnh.

Những người không nên ăn nhãn - Ảnh 2
Theo Đông y, ruột nhãn thường được phơi, sấy khô gọi là long nhãn, dùng làm vị thuốc chữa bệnh.

- Tốt cho hệ thần kinh: Nhãn đặc biệt tốt cho hệ thần kinh, đặc biệt là trong việc cải thiện chứng trầm cảm. Các hoạt chất có trong nhãn giúp thư giãn hệ thống dây thần kinh và tăng chức năng hoạt động của chúng. Chính vì thế, nhãn cải thiện rất tốt tình trạng mất ngủ.

- Tăng tuổi thọ: Công dụng tăng tuổi thọ của nhãn được rất nhiều sách cổ y văn nói đến. Theo khoa học hiện đại, sở dĩ nhãn giúp tăng tuổi thọ là do nó có các hoạt chất chống lại các phân tử gốc tự do trong cơ thể.

Với cơ chế này, nhãn còn giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.

- Giàu vitamin C: Nhãn rất giàu vitamin C giúp đẹp da, tăng sức đề kháng chống lại các căn bệnh như cảm cúm, cảm lạnh.

- Phòng bệnh dạ dày: Nhãn tươi hoặc siro lấy từ cùi nhãn ngâm đường có thể sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh đau dạ dày rất tốt.

- Cải thiện tuần hoàn máu: Nhãn tăng cường hấp thu sắt, giúp hạn chế bệnh thiếu máu và các nguy cơ mắc bệnh ở tuyến tụy.

Những người không nên ăn nhãn

Theo khuyến cáo, người lớn nên tiêu thụ 900 mg đồng mỗi ngày. 100 g nhãn tươi sẽ cung cấp 19%, trong khi 100 g nhãn khô chứa tới 807 mg đồng, cung cấp 90% lượng đồng người lớn nên nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Những người ăn chay và ăn kiêng có khả năng bị thiếu sắt hơn những người ăn thịt. Đó là do sắt trong thức ăn thực vật không được hấp thụ dễ dàng như sắt ở các sản phẩm động vật.

Tuy nhiên, có những đối tượng tuyệt đối không nên ăn nhãn.

- Người mắc bệnh tiểu đường: Lượng đường trong nhãn khá cao, nếu ăn nhiều nhãn sẽ làm cho đường huyết tăng đột ngột rất nguy hiểm.

- Phụ nữ mang thai: Nhãn có tính nóng, vì vậy không tốt cho phụ nữ mang thai gây nóng trong người, đau bụng, ra huyết, động thai, ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi và bà mẹ.

- Người béo phì: Trong quả nhãn chứa lượng đường lớn, nếu ăn nhiều nhãn sẽ cung cấp lượng lớn năng lượng cho cơ thể làm cho tình trạng béo phì ngày càng nặng hơn.

- Người bệnh tăng huyết áp: Nhãn có tính sinh nhiệt cao, nếu ăn nhiều nhãn sẽ gây áp lực cho tim mạch, dẫn đến tăng huyết áp.