Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nỗ lực bù đắp khí đốt Nga, Đức ký hợp đồng mua LNG từ Mỹ

Kinhtedothi - Đức vừa ký hợp đồng dài hạn nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng khi nước này ngừng nhận khí đốt Nga.
Đức  vừa ký hợp đồng 20 năm về nhập khẩu LNG từ Mỹ để thay thế khí đốt Nga. Ảnh: RT

RT đưa tin, thỏa thuận LNG kéo dài 20 năm được ký kết giữa Tổ chức Bảo đảm Năng lượng cho châu Âu (SEFE) của Đức và công ty Venture Global LNG của Mỹ.

Nhà nhập khẩu khí đốt SEFE trước đây là công ty con của tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga và thường gọi là Gazprom Germania.

Hợp đồng năng lượng mới ký kết sẽ cung cấp cho Berlin 2,25 triệu tấn LNG hàng năm. Thỏa thuận này cũng đưa ​​Venture Global trở thành nhà cung cấp LNG lớn nhất của Đức, với tổng cộng 4,25 triệu tấn LNG mỗi năm.

Giám đốc điều hành Mike Sabel cho biết: “Venture Global rất vui mừng được bắt đầu hợp tác chiến lược với SEFE, đưa công ty của chúng tôi trở thành nhà cung cấp LNG dài hạn lớn nhất cho Đức".

Theo hợp đồng, Venture Global sẽ cung cấp nhiên liệu siêu lạnh từ dự án LNG Calcasieu Pass 2 (CP2) cho công ty con Wingas của SEFE. Việc xây dựng CP2 được ấn định vào cuối năm nay và trạm dự kiến có công suất 20 triệu LNG mỗi năm.

Theo Giám đốc điều hành SEFE Egbert Laege, thông qua việc hợp tác với Venture Global LNG, SEFE thực hiện một bước quan trọng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho khách hàng Đức và châu Âu, đồng thời đáp ứng nhu cầu năng lượng của khu vực.

Trước khi nổ ra xung đột ở Ukraine, nền kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) nhập tới 40% nhu cầu khí đốt từ Nga. Berlin đã giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga từ năm ngoái thông qua nhập khẩu LNG từ Mỹ và Trung Đông.

Đức hiện nhận LNG thông qua các cảng nổi ở Wilhelmshaven, Lubmin và Brunsbuttel. Berlin đang nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng riêng để thay thế nguồn cung cấp khí đốt Nga.

Hồi tháng 3 vừa qua, nghị sĩ Bundestag Andrej Hunko cảnh báo về việc phụ thuộc quá mức vào LNG từ Mỹ.

Ông Hunko nói rằng Đức đã phải trả giá đắt cho các vụ nổ trên tuyến đường ống Nord Stream – hệ thống vận chuyển khí đốt giá rẻ từ Nga. Chính trị gia Đức lập luận, việc Nord Stream bị phá hoại đã chuyển sự phụ thuộc của Đức vào khí đốt Nga thành "nghiện" LNG từ Mỹ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ