Theo đó, trong lá thư dài 2 trang gửi Ủy ban châu Âu và IMF, Thủ tướng Hy Lạp đã đồng ý chấp nhận hầu như mọi điều kiện của các chủ nợ châu Âu tuy đưa ra một số điều chỉnh nhất định. Điều này khác với thái độ cứng rắn của ông Tspras khi chỉ trích chủ nợ quốc tế và kêu gọi người dân bỏ phiếu chống lại chương trình thắt lưng buộc bụng.
Sự trái ngược này có thể coi là một nỗ lực cuối cùng của Thủ tướng Hy Lạp trong lúc ngân khố cạn tiền và đã kề cận bờ vực phá sản. Dưới đây là những điểm đáng lưu ý trong lá thư của Thủ tướng Tspras.
1. Hy Lạp đồng ý tiến hành cải cách thuế nhưng không hủy chế độ ưu đãi 30% đang có hiệu lực trên các đảo thuộc Hy Lạp.
2. Quy định nâng tuổi nghỉ hưu đến 67 tuổi sẽ không bắt đầu ngay lập tức, mà thi hành kể từ năm 2022.
3. Các khoản trợ cấp bổ sung cho người cao niên thu nhập thấp sẽ gia hạn thêm một khoảng thời gian dài hơn so với đòi hỏi của người cho vay, và sẽ chấm dứt vào năm 2019.
Trong khi đó, theo thông báo trên kênh truyền hình Hy Lạp SKAI, đề xuất mới của Athens đã bị Bộ trưởng Tài chính Đức Schaeuble bác bỏ. Động thái này được dự đoán từ trước bởi người Đức đang muốn đợi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra hôm 5/7 trong lúc tiếp tục gây áp lực với Chính phủ của ông Tsipras. Đã 6 tháng nay, các chủ nợ ra sức ép Hy Lạp, đúng hơn là chính phủ Athens phải thuận theo các quy định hà khắc và cải cách nghiêm ngặt để được nhận các khoản cứu trợ. Dường như sức chịu đựng của người dân Hy Lạp đã tới giới hạn khi đâu đó trong các cuộc biểu tình của người dân nước này đã xuất hiện hình ảnh đốt tiền Euro.
1. Hy Lạp đồng ý tiến hành cải cách thuế nhưng không hủy chế độ ưu đãi 30% đang có hiệu lực trên các đảo thuộc Hy Lạp.
2. Quy định nâng tuổi nghỉ hưu đến 67 tuổi sẽ không bắt đầu ngay lập tức, mà thi hành kể từ năm 2022.
3. Các khoản trợ cấp bổ sung cho người cao niên thu nhập thấp sẽ gia hạn thêm một khoảng thời gian dài hơn so với đòi hỏi của người cho vay, và sẽ chấm dứt vào năm 2019.
Trong khi đó, theo thông báo trên kênh truyền hình Hy Lạp SKAI, đề xuất mới của Athens đã bị Bộ trưởng Tài chính Đức Schaeuble bác bỏ. Động thái này được dự đoán từ trước bởi người Đức đang muốn đợi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra hôm 5/7 trong lúc tiếp tục gây áp lực với Chính phủ của ông Tsipras. Đã 6 tháng nay, các chủ nợ ra sức ép Hy Lạp, đúng hơn là chính phủ Athens phải thuận theo các quy định hà khắc và cải cách nghiêm ngặt để được nhận các khoản cứu trợ. Dường như sức chịu đựng của người dân Hy Lạp đã tới giới hạn khi đâu đó trong các cuộc biểu tình của người dân nước này đã xuất hiện hình ảnh đốt tiền Euro.
Trong lúc người dân xứ sử thần tiên lâm vào bước đường cùng, IMF lại sẵn lòng cấp cho Ukraine hàng tỷ Euro. Không những thế, việc Athens đề nghị cắt giảm ngân sách quốc phòng đã lập tức bị IMF từ chối bởi nó có liên hệ mật thiết tới ngành công nghiệp quốc phòng của Pháp và Đức. Trong bối cảnh "cái nôi của nền văn minh châu Âu" đang thiếu các chủ nợ hơn 300 tỷ Euro, Hội đồng Bộ trưởng Tài chính các nước khu vực Eurozone tiến hành hội nghị truyền hình để bàn về tình hình Hy Lạp.