Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nông dân Hà Nội bảo vệ cây trồng vật nuôi trước nắng nóng gay gắt

Kinhtedothi - Nắng nóng gay gắt không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt mà còn tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Hôm nay (ngày 6/5), nền nhiệt độ ngoài trời lên tới trên 40 độ C khiến cho công việc nhà nông vốn đã vất vả lại càng thêm nhọc nhằn.

Trời nắng nóng gay gắt khiến cuộc sống và sản xuất của nông dân đảo lộn. Để tránh nắng, thay vì đi làm ban ngày, người dân ra đồng từ sáng tinh mơ để làm đất, chăm sóc cây trồng những mong tránh cái nắng như đổ lửa.

Từ sáng sớm, ông Phan Nhân Lợi (thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) đã chăm sóc vườn bưởi để tránh nắng nóng. Ảnh: Ánh Ngọc

Ngày 6/5, giữa thời tiết nắng nóng oi bức đầu Hè, bà con nông dân vẫn phải nỗ lực tìm mọi cách chống nóng cho cây trồng, vật nuôi nhằm giảm tối đa thiệt hại.

Ông Phan Nhân Lợi (thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) chia sẻ, nắng nóng liên tiếp dù chỉ mới diễn ra 2 ngày nay nhưng trước đó cả tuần nghe ngóng thông tin dự báo thời tiết, gia đình ông đã tiến hành bao bọc cho trái bưởi nhằm phòng cháy rám trái cũng như ruồi vàng, nhện phát sinh gây hại.

Tất bật làm đất chuẩn bị trồng lứa rau mới, ông Đỗ Văn Tiến (thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức) cho hay, sáng sớm nay, không chỉ có gia đình ông mà hàng trăm bà con nông dân đều phải trở dậy đi làm từ sớm để tránh cái nắng lửa như thiêu đốt.

Bà con nông dân thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức ra đồng từ sớm tinh mơ làm đất, trồng rau. Ảnh: Ánh Ngọc

“Dù đã có nhiều năm kinh nghiệm canh tác rau màu và quen với những đợt nắng nóng nhưng chưa khi nào chúng tôi bớt lo lắng mỗi khi thời tiết nắng nóng, oi bức bởi không thể tránh khỏi tổn thất mùa màng” – ông Tiến nói.

Cũng theo ông Tiến, những năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở Tiền Lệ đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng nhà màng, nhà lưới những mong giảm bớt sự ảnh hưởng bởi nắng nóng, mưa bão đối với rau màu.

Nắng nóng cũng làm đảo lộn công việc của người chăn nuôi. Hộ anh Nguyễn Văn Mạnh (xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ) hiện đang nuôi 4 con bò sinh sản cho biết, thông thường, ông sẽ chăn thả bò ngoài đồng ngày hai buổi, sáng và chiều.

Các hộ chăn nuôi bò được khuyến cáo không chăn thả bò và cho ăn thức ăn xanh dự trữ, bổ sung chất điện giải qua nước uống. Ảnh: Ánh Ngọc

Tuy nhiên, với nền nhiệt độ cao như hiện nay, gia đình anh được cán bộ thú y cơ sở khuyến cáo là không chăn thả gia súc. Do đó, anh nhốt đàn bò trong chuồng cho ăn thức ăn xanh dự trữ và bổ sung chất điện giải qua nước uống.

Một số chủ trang trại cho hay, thiệt hại do dịch bệnh, giá cả còn chưa qua mà nắng nóng đã ập tới sớm khiến họ đang lao đao lại càng thêm vất vả.

Trang trại khép kín nuôi 6.000 con gà ác đẻ trứng của hộ anh Dương Trịnh Quyết (cụm 5, xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ) được đầu tư bài bản hệ thống chống nóng, làm mát. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng với nền nhiệt 40 độ C khiến năng suất đẻ trứng của đàn gà giảm khoảng 5%.

Nền nhiệt 40 độ C khiến năng suất đẻ trứng của đàn gà tại trang trại của anh Dương Trịnh Quyết (xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ) giảm khoảng 5%. Ảnh: Ánh Ngọc

Bên cạnh chi phí nước điện giải, vitamin đội lên, tiền điện của trang trại cũng ước tính tăng 20% so với trước do hệ thống quạt làm mát, phun sương chạy tối đa công suất.

Dù chỉ mới là ngày cao điểm nắng nóng đầu tiên của mùa Hè năm nay, nhưng gia đình anh Phùng Văn Long (thôn Tân Phúc, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây) phải huy động hàng chục nhân công, túc trực 24/24 giờ để kiểm tra, chăm sóc cho đàn vịt super 15.000 con mới vào đàn.

Tắm mát, bổ sung điện giải cho đàn vịt trong ngày nắng nóng. Ảnh: Ánh Ngọc

Bên cạnh đó, trang trại phải vận hành hết công suất hệ thống quạt làm mát, sử dụng chất điện giải phối trộn trong nước uống, thức ăn để giải nhiệt cho đàn vịt.

 

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân Hà Nội

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân Hà Nội

Sản xuất nông nghiệp theo tín hiệu thị trường

Sản xuất nông nghiệp theo tín hiệu thị trường

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ