Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguồn nước thiếu hụt, nguy cơ hạn hán đe doạ 10.000ha sản xuất nông nghiệp

Kinhtedothi - Tổng lượng mưa trong tháng 4/2023 và mực nước hồ chứa thủy lợi tại nhiều vùng miền phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Tình trạng này có thể kéo dài sang tháng 5 và nguy cơ cao ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương.

Lượng mưa thiếu hụt, mực nước hồ chứa hạ thấp

Số liệu quan trắc của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho thấy, tổng lượng mưa trong tháng 4 tại khu vực miền núi phía Bắc phổ biến từ 25 - 35mm, thấp hơn so với TBNN cùng kỳ khoảng 60 - 75%. Tại khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ phổ biến từ 35 - 55 mm, thấp hơn TBNN khoảng 30 - 50%.

Tương tự, khu vực Bắc Trung Bộ, tổng lượng mưa trong tháng 4 phổ biến từ 10 - 30mm, thấp hơn so với TBNN cùng kỳ 66%. Khu vực Nam Trung Bộ có tổng lượng mưa phổ biến từ 5 - 20mm, thấp hơn so với TBNN cùng kỳ 64%. Khu vực Tây Nguyên cũng có tổng lượng mưa phổ biến từ 20 - 60mm, thấp hơn TBNN cùng kỳ 36%.

Tại khu vực Đông Nam Bộ, tổng lượng mưa phổ biến từ 30 - 80mm, thấp hơn 8,9% so với TBNN cùng kỳ. Trong khi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phổ biến dưới 20mm, thấp hơn 30% so với TBNN cùng kỳ.

Một công trình thuỷ lợi tại huyện Hoà An (tỉnh Cao Bằng) gặp khó trong vận hành do thiếu hụt nguồn nước.

Cùng với lượng mưa thiếu hụt, dung tích các hồ chứa thủy lợi cũng đang ở mức thấp so với TBNN, đặc biệt là tại khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. Cụ thể, khu vực miền núi phía Bắc, dung tích trữ các hồ chứa thủy lợi hiện đạt từ 33 - 72% dung tích thiết kế, thấp hơn so với TBNN và cùng kỳ các năm 2020 - 2022 từ 18 - 24%, thấp hơn cùng kỳ tháng trước 9%.

Trong khi đó tại khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, dung tích trữ các hồ chứa thủy lợi đạt từ 24 - 76% dung tích thiết kế, thấp hơn so với TBNN và thấp hơn cùng kỳ năm 2020 - 2022 từ 18 - 22%, thấp hơn cùng kỳ tháng trước 10%. Riêng với Hà Nội, mực nước trung bình của nhóm các hồ chứa thủy lợi lớn nhất hiện chỉ đạt 24% dung tích thiết kế.

Nguy cơ thiếu hụt nguồn nước

Theo Cục Thủy lợi, lượng mưa thiếu hụt và mực nước hồ chứa hạ thấp đã và đang ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại một số địa phương trên cả nước. Điển hình như tại tỉnh Cao Bằng, diện tích bị hạn không cấy được là 22ha thuộc huyện Thạch An. Diện tích đã cấy có nguy cơ bị hạn là 80ha thuộc huyện Hòa An. Diện tích màu không trồng được là 128ha thuộc huyện Trùng Khánh. Diện tích đã trồng có nguy cơ bị hạn là 200ha thuộc huyện Hà Quảng, huyện Hòa An, huyện Trùng Khánh.

Nhận định mới đây của cơ quan khí tượng thủy văn cho biết, lượng mưa trong tháng 5/2023 tại hầu hết các khu vực trên cả nước đều ở mức xấp xỉ, hoặc thấp hơn TBNN. Đặc biệt là tại khu vực Bắc Trung Bộ, tổng lượng mưa phổ biến từ 120 - 190mm, xấp xỉ dưới so với TBNN cùng kỳ. Cũng tại khu vực Bắc Bộ, dòng chảy đến các hồ chứa trên sông Đà, sông Gâm và sông Chảy thiếu hụt so với TBNN từ 10 - 30%; trên sông Thao và sông Lô thiếu hụt từ 20 - 50%.

Dự báo đến cuối tháng 5/2023, dung tích trữ các hồ tại khu vực Bắc Trung Bộ trung bình đạt 49% dung tích thiết kế. Với tình hình nguồn nước như vậy, Cục Thủy lợi đánh giá vụ Hè Thu và vụ Mùa 2023, cơ bản các hồ đáp ứng được nhu cầu cấp nước.

Tuy nhiên, thời điểm cao điểm mùa khô, nắng nóng kéo dài một số vùng có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước phải triển khai các giải pháp ứng phó cho 7.500 - 10.000ha canh tác; chủ yếu thuộc các tỉnh: Thanh Hóa 2.000 - 3.000ha, Nghệ An 4.000 - 5.000ha ; Quảng Trị 1.000ha…

Cục Thủy lợi khuyến cáo các diện tích canh tác nông nghiệp thuộc khu vực Bắc Trung Bộ cần tăng cường các giải pháp thủy lợi như bơm dã chiến, đắp đập tạm, nạo vét kênh mương, tưới tiết kiệm nước... Đồng thời, theo dõi và phối hợp chặt chẽ với các nhà máy thủy điện xả nước để bảo đảm cấp nước phục vụ sản xuất. 

 

Mùa lũ năm 2023 trên các sông suối ít có khả năng xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Đỉnh lũ trên các sông ở Bắc Bộ phổ biến ở mức báo động (BĐ)1 - BĐ2, tương đương năm 2022, thấp hơn TBNN, riêng các sông suối nhỏ từ BĐ2 - BĐ3. Các đợt lũ chủ yếu tập trung trong các tháng 7 - 9/2023.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ