Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nữ thủ khoa khối C chia sẻ cách ôn thi khối C đạt hiệu quả

Lưu Ly
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trần Thị Kiều Anh - thủ khoa khối C, trường Đại học Tôn Đức Thắng chia sẻ cách ôn luyện khối C đạt hiệu quả như mong đợi.

Lập sơ đồ tư duy

Xuất sắc đạt được 26,8 tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018, Nguyễn Trần Kiều Anh đã trở thành thủ khoa khối C trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Kiều Anh cho biết, trong tổ hợp C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), có lẽ Lịch sử là môn các bạn sẽ cảm thấy khó khăn và dễ bị chán nản nhất khi học. Tuy nhiên, đối với cô bạn, Lịch sử vẫn là môn học ưa thích và tâm đắc nhất.

Khi học, Lịch sử khiến cho các bạn cảm thấy chán nản vì nội dung dài với nhiều mốc thời gian và sự kiện. Để ghi nhớ, cô lập sơ đồ tư duy, sơ đồ hóa tất cả các bài học, sự kiện và liên hệ chúng lại với nhau.

“Mỗi ngày, bạn chỉ cần dành ra một chút thời gian để ôn lại bài đã học của ngày hôm trước, ôn lại những dấu mốc lịch sử, sự kiện ngày tháng quan trọng. Việc ngày nào cũng lặp lại nội dung đó sẽ giúp các bạn nhớ lâu hơn, mở rộng hơn tư duy khi gặp những câu hỏi hóc búa”, cô bạn cho hay.
 Nữ thủ khoa khối C Trần Thị Kiều Anh 

Để xử lý các mốc thời gian đó, Kiều Anh đã gắn các sự kiện lịch sử với ngày sinh nhật của bản thân, bố mẹ hay gắn với những mốc quan trọng nào đó quen thuộc. Điều này sẽ giúp những mốc thời gian trở nên gần gũi và dễ nhớ hơn.

Bí quyết để giải đề của các môn khối C đó là nhớ được những từ khóa. Trong các đề trắc nghiệm, thường sẽ có những câu hỏi ý giống nhau nhưng có cách hỏi khác nhau. Các bạn khi giải đề có thể gạch chân từ khóa đó để nhớ rõ hơn. Đến lúc giải những đề tiếp theo, lặp lại từ khóa hoặc câu hỏi tương tự sẽ biết được đáp án nhanh hơn, đồng thời cũng vừa là một cách học giúp các bạn ghi nhớ được lâu.

Kiều Anh cho rằng, với hình thức thi trắc nghiệm, các thí sinh sẽ có nhiều lợi thế hơn nếu chưa chắc chắn về kiến thức thì các đáp án có sẵn sẽ góp phần khẳng định lại những thứ bạn đã học. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được cho một số trường hợp.

Tránh học vẹt, học tràn lan

Càng gần đến ngày thi, sỹ tử càng áp lực. Điều này khiến các bạn học tràn lan, học vẹt hay học những tài liệu không rõ nguồn gốc. Như vậy, thí sinh sẽ ôn luyện không hiệu quả, tâm lý lo lắng và căng thẳng dẫn đến việc không định hướng được việc ôn tập của mình.

Để việc học được hệ thống đầu tiên, bạn cần nắm chắc những kiến thức cơ bản, kết hợp với việc ôn luyện các đề trắc nghiệm và thi thử để rèn luyện bản thân.

Ngoài ôn luyện kiến thức, việc phân bổ thời gian sao cho phù hợp giữa các môn học cũng rất quan trọng để có kết quả tốt nhất. Kiều Anh cho biết, các bạn không nên học quá nhiều một môn trong ngày, hãy sắp xếp việc ôn tập dựa trên trình tự các môn sẽ thi sắp tới.

Thời gian ôn tập mỗi môn nên giới hạn trong một thời gian nhất định, vì học một môn quá lâu sẽ khiến bản thân chán nản, mệt mỏi và không còn hứng thú đối với môn học tiếp theo. Kiều Anh thường thay đổi luân phiên giữa các môn, có thể nghỉ ngơi 5 đến 10 phút, nghe một bài nhạc, hay lướt facebook...sẽ giúp não được thư giãn, tạo hứng thú cho việc ôn tập môn tiếp theo.

Việc đọc thêm các tài liệu trên mạng cũng là một cách học khá hữu ích, vừa giúp chúng ta nhớ lâu hơn những kiến thức cơ bản, cũng giúp cho ngôn từ của bản thân phong phú hơn, các viết bài sẽ được mượt mà hơn.

Ngoài ra, trước khi đi thi, các thí sinh nên chuẩn bị cho mình sự tự tin, điều này đôi khi là một yếu tố rất quan trọng quyết định bạn làm bài có tốt không. Trước khi đi thi chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho môn thi, có thể xem lại bài một lượt để bản thân cảm thấy yên tâm hơn.

Đặc biệt, sau khi thi xong một môn, tránh việc so sánh đáp án với các bạn khác, hãy để tâm lý được thoải mái nhất để chuẩn bị thật tốt cho môn thi tiếp theo.

Chỉ còn một tháng nữa là tới kỳ thi THPT Quốc gia, vì vậy, các bạn nên hệ thống lại những bài giảng thầy cô dạy ở trên lớp, kèm với việc xem lại những đề đã giải, tìm thêm những đề mới để giải thêm, củng cố lại kiến thức. Đồng thời kết hợp với việc nghỉ ngơi hợp lý, tâm hồn thoải mái, có thi...