Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nuôi dưỡng tính tự lập ở trẻ

TS Thu Hằng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Là cha mẹ, bạn thường có thể cảm thấy mình giống như một diễn viên xiếc siêu phàm khi giúp tắm rửa, mặc quần áo, cho ăn, dạy dỗ, an ủi và làm vô số nhiệm vụ chăm lo cho những đứa trẻ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng một trong những vai trò cha mẹ là chuẩn bị cho con bạn một cuộc sống độc lập, tự cung tự cấp. Nếu cha mẹ lúc nào cũng chực chờ để giúp con cái, bạn sẽ vô tình truyền đi tín hiệu rằng, con cái không có khả năng tự xoay xở trong những công việc bình thường hàng ngày. Làm thế nào bạn có thể đạt được sự cân bằng giữa nuôi dưỡng và thúc đẩy sự độc lập cho con cái? Dưới đây là một số chiến lược dành cho bạn.

Bạn nên giúp con cái có cảm giác tuyệt vời như thế nào khi có thể tự mình làm điều gì đó, điều mà “những đứa trẻ lớn” đang làm. Tạo cơ hội để con bạn học được rằng, chúng cũng có khả năng như những đứa trẻ lớn. Bạn nên rèn cho con một số kỹ năng cần thiết, ví dụ: Cho con tự chọn quần áo, tự chuẩn bị đồ ăn nhẹ, tự gọi món trong nhà hàng…

Tùy thuộc vào nơi bạn sống, một số trẻ em có thể đi bộ đến nhà bạn bè.

Cho trẻ cơ hội để thiết lập quyền làm chủ bằng cách cho trẻ làm việc nhà sẽ khuyến khích trẻ tin rằng mình có khả năng và hữu ích. Việc làm này dần dần dạy trẻ cách tự chăm sóc bản thân mà không có cảm giác bị bỏ rơi. Chọn khoảng ba hành vi để trẻ thực hành mỗi ngày. Những hành vi này có thể thay đổi theo thời gian để phù hợp với giai đoạn phát triển của con bạn.

Bạn có thể thiết lập một biểu đồ công việc khi trẻ được 2 tuổi. Mặc dù điều đó nghe có vẻ sớm, nhưng điều quan trọng là phải bắt đầu càng sớm càng tốt để trẻ thiết lập sự tự tin ngay từ đầu. Trẻ mới biết đi có thể tập cất đồ chơi, trẻ 4 tuổi có thể giúp cho thú cưng ăn và trẻ 6 tuổi có thể cất đồ đã giặt phơi.

Cha mẹ cũng có thể để trẻ “làm thuê” và nhận tiền ngay trong nhà của mình. Bạn có thể bắt đầu trả cho con một lượng tiền lẻ rất nhỏ mà một đứa trẻ có thể kiếm được sau mỗi lần làm việc nhà. Số lượng có thể tăng lên khi trẻ lớn hơn. Để giúp trẻ học các khái niệm về tiết kiệm và lập kế hoạch chi tiêu, trẻ có thể chia số tiền mình kiếm được thành ba phần: “Tiết kiệm”, “chi tiêu” và “cho đi”.

Hộp “tiết kiệm” giúp trẻ thực hành tiết kiệm cho tương lai. Hộp "chi tiêu" cho phép nó quyết định xem món đồ chơi đó trong cửa hàng đồ chơi có xứng đáng với số tiền khó kiếm được hay không. Hộp chứa “cho đi” có thể giúp thúc đẩy cử chỉ chi tiêu một phần những gì một người kiếm được cho người khác, chẳng hạn như anh chị em ruột hoặc các tổ chức từ thiện.

Trẻ em sẽ lớn lên nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tận hưởng những khoảnh khắc vừa chăm sóc con vừa chuẩn bị cho con tính tự chủ trong tương lai.