OCB số hóa toàn diện, cổ phiếu “được lòng” nhà đầu tư nước ngoài

Hà Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong cuộc đua chuyển đổi số nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, Ngân hàng Phương Đông (OCB) luôn tìm những hướng đi riêng “lấy lòng” khách hàng.

2021 là một năm có bước tiến rất nhanh của toàn ngành ngân hàng trong hoạt động số hóa. Dù đây là năm Việt Nam chịu sự tác động nặng nề của Covid-19, nhưng mặt khác đã tạo ra lực đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, đi từ nhu cầu phía khách hàng trong giai đoạn giãn cách xã hội, yêu cầu về hạn chế tiếp xúc và thanh toán không tiền mặt lên ngôi. Các ngân hàng cũng “chạy đua” chuyển đổi ngân hàng số nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Và OCB luôn tìm được những hướng đi riêng “lấy lòng” khách hàng.

Giao dịch tại OCB
Giao dịch tại OCB

Chỉ tính riêng ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI đã được ngân hàng liên tục cải tiến với nhiều tính năng, dịch vụ mới, với trọng tâm cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Năm 2021, số lượng người dùng OCB OMNI tăng gấp 3 lần, lượng giao dịch tăng hơn 60% và eKYC tăng 15 lần so với 2020. OCB cũng tập trung đẩy mạnh số hóa các hoạt động nội bộ, trong năm 2021 hầu hết quy trình, văn bản đều được thực hiện, phê duyệt online đến gần 80% từ đó tối ưu được năng suất lao động, tiết giảm chi phí hoạt động.

Với việc số hóa toàn diện, kiểm soát tốt chi phí hoạt động, OCB đã duy trì hiệu quả kinh doanh xuất sắc, hoàn thành kế hoạch 2021 được ĐHCĐ giao. Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV của OCB vừa công bố cho thấy: Tổng tài sản của ngân hàng đến 31/12/2021 đạt 184.491 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Huy động vốn trên thị trường 1 (bao gồm ủy thác đầu tư) đạt 126.430 tỷ đồng tăng 17%. Dư nợ cho vay trên thị trường 1 (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) đạt 103.595 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2020.

Lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 5.519 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước. Duy trì tỷ suất lợi nhuận ROE, ROA cao, lần lượt là 2,59% và 22%. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm xuống 0,97%, giảm 0,45 điểm % so với cuối năm 2020.

Về giá trị cổ phiếu, OCB trở thành một trong những cổ phiếu tăng giá mạnh và hấp dẫn nhà đầu tư kể từ khi lên sàn (ngày 28/1/2021). Giá cổ phiếu OCB cuối năm 2021 tăng trưởng 86% so với giá đóng cửa vào ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, vượt trội hơn mức tăng 46% của VN-index cùng thời điểm. Thanh khoản khôi phục mạnh mẽ trong quý IV/2021.

Cổ phiếu OCB được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng liên tiếp từ tháng 1 - 6/2021, sau đó bị bán ròng nhẹ những tháng tiếp nhưng giá trị không đáng kể. Lũy kế giá trị mua ròng nhà đầu tư nước ngoài từ khi niêm yết đạt 737 tỷ đồng, đứng thứ 3 trong ngành và nằm trong top 10 mua ròng toàn thị trường trong 2021.

Báo cáo đánh giá phân tích của một số công ty chứng khoán đều nhận định, việc OCB làm chủ công nghệ lõi giúp thời gian phát triển, ra mắt sản phẩm mới được rút ngắn. Thực tế, OCB đã đầu tư lớn vào hệ thống công nghệ lõi từ rất sớm và đã triển khai thành công hệ thống Open API từ cuối 2019. Open API giúp OCB làm chủ dữ liệu và xây dựng các sản phẩm kết nối với các đối tác dễ dàng…

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần