Kinhtedothi – OpenAI, công ty sở hữu nền tảng trí tuệ nhân tạo ChatGPT, vừa công bố báo cáo ngày 5/6, cáo buộc nhiều nhóm hacker có liên hệ với Trung Quốc đã sử dụng công cụ AI này để thao túng thông tin, phát tán nội dung giả và hỗ trợ hoạt động tấn công mạng tinh vi.
Logo OpenAI và ChatGPT, nền tảng AI cáo buộc bị lợi dụng. Thiết kế: Hoàng Nam
Theo OpenAI, các hoạt động bị phát hiện có quy mô nhỏ nhưng ngày càng mở rộng về mặt chiến thuật và phạm vi. Một số tài khoản ChatGPT đã bị chặn vì tạo nội dung chính trị, bao gồm chỉ trích trò chơi điện tử có yếu tố ủng hộ Đài Loan, lan truyền cáo buộc sai lệch nhắm vào nhà hoạt động Pakistan, hoặc đăng tải nội dung gây chia rẽ liên quan đến chính sách thuế quan và viện trợ của Mỹ.
Ngoài ra, các nhóm bị nghi ngờ còn dùng AI để phục vụ nhiều giai đoạn trong chiến dịch tấn công mạng, từ nghiên cứu nguồn mở, chỉnh sửa mã độc, đến tự động hóa mạng xã hội và đánh cắp mật khẩu.
OpenAI cũng phát hiện chiến dịch tạo nội dung chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ, bằng cách thúc đẩy cả hai luồng quan điểm đối lập trên cùng một vấn đề, sử dụng ảnh đại diện và văn bản do AI tạo ra.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện chưa đưa ra phản hồi chính thức về các cáo buộc này.
OpenAI cho biết công ty thường xuyên công bố báo cáo về hành vi lạm dụng nền tảng, đồng thời hiện được định giá 300 tỷ USD sau vòng gọi vốn 40 tỷ USD gần đây.
ChatGPT từng nhiều lần bị phát hiện bị lợi dụng cho mục đích độc hại. Tháng 1/2023, các nhà nghiên cứu tại công ty bảo mật Check Point công bố rằng một số nhóm tin tặc đã dùng ChatGPT để tạo mã độc tống tiền và công cụ lừa đảo qua email.
Cùng năm, báo cáo của hãng bảo mật WithSecure cũng cho thấy ChatGPT bị khai thác để tạo nội dung giả mạo và hướng dẫn vượt qua kiểm duyệt trên nền tảng mạng xã hội.
Trước đó, một số trường học và trường đại học tại Mỹ, Australia và Pháp đã tạm thời cấm sử dụng ChatGPT vì lo ngại học sinh dùng AI để gian lận trong bài tập và luận văn.
Kinhtedothi - "Đóng vỉ chân dung" bằng ChatGPT đang trở thành trào lưu "hot" trên mạng xã hội, song người dùng cần cẩn trọng khi tải ảnh lên chatbot AI như ChatGPT vì nó có thể trở thành dữ liệu huấn luyện cho AI hoặc bị chia sẻ với bên thứ ba, dẫn đến nguy cơ rò rỉ thông tin.
Kinhtedothi - Tỷ phú Elon Musk và công ty trí tuệ nhân tạo xAI của ông vừa chính thức công bố Grok 3, một mô hình AI mới được cho là vượt trội hơn so với các đối thủ hàng đầu như ChatGPT hay DeepSeek.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh căng thẳng Israel-Iran leo thang, giới phân tích cảnh báo giá dầu có thể chạm ngưỡng 100 USD/thùng nếu Tehran đáp trả bằng cách phong tỏa eo biển Hormuz, huyết mạch vận chuyển năng lượng quan trọng nhất thế giới.
Kinhtedothi - Bộ trưởng Quốc phòng Israel tuyên bố Iran sẽ phải trả giá đắt vì các làn sóng tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào mục tiêu dân sự ở Israel đêm 13/6.
Kinhtedothi - Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã trao tặng gần 400 cuốn sách về ngôn ngữ và văn hóa Việt cho các giáo viên và học sinh tại trường Việt ngữ Cây tre - Phân hiệu số 2, tiếp tục lan tỏa tinh thần dạy và học tiếng Việt với cộng đồng kiều bào.
Kinhtedothi - Cuộc đối đầu giữa Iran và Israel đã thổi bùng làn sóng hoảng loạn trên thị trường toàn cầu, khiến giá dầu tăng vọt, chứng khoán lao dốc. Trước tình hình đó, nhiều quốc gia nhanh chóng đưa ra cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng.
Kinhtedothi - Sau loạt tấn công của Israel vào các cơ sở chiến lược, Iran tuyên bố sẽ đáp trả ở cấp cao nhất, khiến căng thẳng khu vực gia tăng nhanh chóng.