Palestine có động thái đáng chú ý để "tiếp cận" BRICS
Palestine hiện đang kỳ vọng được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga vào mùa Thu năm nay theo hình thức "tiếp cận", Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas khẳng định với TASS hôm 13/8 sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nhà lãnh đạo Palestine Abbas đã đến thủ đô Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức vào ngày 12/8.
"Chúng tôi đã thảo luận về tầm nhìn liên quan đến diễn biến trong tương lai các sự kiện sắp tới cũng như tác động của chúng trong bối cảnh phức tạp hiện nay,” ông Abbas chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Phó Tổng thứ nhất của TASS Mikhail Gusman sau cuộc hội đàm với ông Putin.
Nhà lãnh đạo Palestine cũng khẳng định, hai bên đã thảo luận về quan hệ song phương và rằng nước này mong muốn có mối quan hệ chiến lược lâu dài với Nga.
"Đây là lý do tại sao chúng tôi đã thảo luận về quan hệ song phương giữa Nga và Palestine, mối quan hệ mà chúng tôi luôn ủng hộ vững chắc trong các cuộc gặp mặt trực tiếp cũng như ở cấp độ điện đàm,” theo Tổng thống Palestine.
"Chúng tôi cũng đã thảo luận về BRICS và đạt được thỏa thuận bằng lời rằng Palestine sẽ được mời [tham dự diễn đàn này] theo hình thức 'tiếp cận'", ông Abbas tuyên bố.
Theo nhà lãnh đạo Palestine, "một định dạng cụ thể của cuộc họp có thể được tổ chức và sẽ dành riêng cho Palestine, để tất cả các quốc gia có thể bày tỏ quan điểm về những diễn biến đang diễn ra trong khu vực".
Những nội dung liên quan trong trao đổi sẽ đều được mở ra, theo ông Abbas, trong bối cảnh các quốc gia thành viên của BRICS đều thân thiện với Palestine, Tổng thống Abbas nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Palestine cũng nhấn mạnh đã thảo luận với Tổng thống Nga Putin "tất cả các vấn đề mà cả hai bên quan tâm" trong cuộc hội đàm kéo dài gần 2 tiếng và nhiều vấn đề đã được trao đổi hết sức cởi mở.
Nga đã tiếp quản vị trí chủ tịch BRICS trong một năm vào ngày 1/1/2024. Với vai trò này, dự kiến Nga sẽ chủ trì và tham gia điều hành hơn 250 sự kiện khác nhau, trong đó hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan vào tháng 10 năm 2024 là sự kiện chính.
Kể từ khi thành lập vào năm 2006, BRICS đã trải qua hai giai đoạn mở rộng. Năm 2011, Nam Phi đã gia nhập cơ chế ban đầu, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Vào ngày 1/1/2024, năm thành viên mới chính thức gia nhập BRICS, cụ thể là Ai Cập, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Xê Út và Ethiopia.
Gần đây nhất, Palestine đã nộp đơn xin gia nhập khối BRICS. Theo giới quan sát, dù khả năng tham gia còn xa vời, BRICS có thể thúc đẩy vấn đề "Nhà nước Palestine" trở lại "sân khấu" trung tâm quốc tế. Động thái này diễn ra trong bối cảnh nhiều năm qua gián đoạn do Mỹ và Israel từ bỏ tiến trình hòa bình, thay vào đó, Washington nhấn mạnh vào việc thúc đẩy trung gian cho các thỏa thuận bình thường hóa hòa bình giữa Israel và các quốc gia Ả Rập.

Các cường quốc BRICS đã gây ra cơn sốt giá vàng?
Kinhtedothi - Người đứng đầu Công ty Swissgrams chuyên về mã hóa vàng vật lý nói rằng giá vàng tăng kỷ lục trong tuần qua một phần là do hoạt động mua dự trữ của các cường quốc trong nhóm BRICS.

Thêm quốc gia Đông Nam Á nộp đơn gia nhập BRICS
Kinhtedothi - Ngoại trưởng Nga cam kết rằng với tư cách là nước chủ tịch BRICS, Nga sẽ giúp Malaysia thúc đẩy mối quan tâm của quốc gia Đông Nam Á này với các thành viên trong khối.

"Bí mật" đằng sau sức hút của BRICS
Kinhtedothi - RT dẫn nhận định của bình luận viên Henry Johnston cho rằng Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đang trên đà phát triển và có lý giải cho sức hút này.