Phải triệt nạn cho vay nặng lãi
Ngay sau đó, công an đã mở rộng khám xét trên toàn địa bàn TP Hồ Chí Minh, phong tỏa hàng loạt chi nhánh của công ty này.
Trước đó, hồi đầu tháng 2 năm nay, Công an tỉnh Thanh Hóa đã lập biên bản vi phạm hành chính với điểm kinh doanh cầm đồ của chi nhánh Công ty F88 ở một số phường...
Dư luận rất hoan nghênh lực lượng công an đã kịp thời, cương quyết triệt phá những tổ chức cho vay nặng lãi trong thời gian qua, giúp cho người dân, nhất là người lao động nghèo không vướng bẫy lãi suất cao, nhiều người mất cả nhà cửa, thậm chí cả tính mạng của mình khi cùng quẫn.
Ngày nay, người lao động nghèo rất nhiều lý do để phải vay tiền, có thể là trả viện phí, trả tiền thuê nhà, cần vốn buôn bán nhỏ... Nhiều lý do để họ cần vay “nóng” và chưa thể tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, “chính sách”. Thế là, cùng với những lời mời chào hấp dẫn của các tổ chức, cá nhân cho vay nặng lãi, đôi khi núp bóng “tổ chức tín dụng”, nhiều người nóng vội và tìm đến sự dễ dãi đã đi vay tiền của chúng. Tiền vay tuy không nhiều, nhưng với cơ chế gài bẫy về lãi, người vay trả mãi vẫn không hết số tiền vay. Và thế là lãi mẹ, đẻ lãi con...
Chúng tôi từng chứng kiến chuyện người vay khoản tiền khoảng 100 triệu đồng đã mất cả mảnh đất gia đình đang ở có giá thị trường mấy tỷ đồng.
Chúng tôi cũng từng chứng kiến đến mức ám ảnh về một thanh niên “lỡ vay” tiền nặng lãi vài trăm triệu đồng, đến khi phải huy động toàn bộ nguồn lực của họ hàng ra trả nợ đến 5 - 6 tỷ đồng; riêng anh ta rơi vào tình trạng thân tàn, ma dại, mãi mấy năm sau mới hoàn hồn.
Một facebooker khá nổi tiếng nhân câu chuyện khám xét chi nhánh của F88 đã kể lại câu chuyện của thời bao cấp nghèo khó. Ông cho biết, mẹ của ông hết gạo ăn, đã nhờ đứa con trai sang nhà người quen mượn tiền. Người quen mở cửa, thấy đứa bé thập thò ngoài cửa liền hiểu ý, cầm ít tiền ra rồi nói: “Nói mẹ con có khi nào trả cho bác cũng được”.
Câu chuyện cũng nói về thời đói kém ngặt nghèo, nhưng giàu tình, giàu nghĩa.
Nhưng để ai cũng sống với nhau một cách tình nghĩa không phải dễ, không thể một sớm một chiều mà có được.
Người dân nghèo vẫn cần có vốn để sản xuất hay buôn bán nhỏ... Tuy nhiên, việc biết đến các nguồn vốn vay ưu đãi và vay được nguồn vốn này không dễ. Đây chính là kẽ hở cho các tổ chức, cá nhân cho vay nặng lãi có đất sống. Hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp các quảng cáo cho vay nặng lãi ở phố phường, làng xóm... trên bờ tường, cột điện... Chúng ta cũng thấy đầy rẫy thông tin quảng cáo cho vay ở các trang mạng xã hội. Thủ tục vay vô cùng đơn giản.
Do đó, mong ngành chức năng, đặc biệt là ngành công an tiếp tục triệt phá quyết liệt hơn nữa các tổ chức, cá nhân cho vay nặng lãi. Bên cạnh đó, những tổ chức tín dụng của nhà nước cần gần dân hơn, tìm hiểu nhu cầu của người lao động nhiều hơn nữa. Chi khi kết hợp cả hai biện pháp này, cùng với ý thức của người lao động được nâng cao, nạn cho vay nặng lãi mới giảm hẳn và bị triệt tiêu.

Công an khám xét trụ sở Công ty F88 ở TP Hồ Chí Minh
Kinhtedothi - Sáng ngày 6/3, Công an quận Gò Vấp phối hợp với Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an), Công an TP Hồ Chí Minh và các lực lượng liên quan phong tỏa tòa nhà, khám xét tầng 7, 8 là trụ sở chính Công ty F88.

Sau trụ sở chính, tiếp tục khám xét hàng loạt chi nhánh của Công ty F88
Kinhtedothi - Hàng loạt chi nhánh của Công ty F88 tại quận 1, TP Thủ Đức, quận 12, Tân Phú... đồng loạt bị công an TP Hồ Chí Minh kiểm tra, khám xét.

Công an điều tra tại văn phòng, F88 chính thức lên tiếng
Kinhtedothi- Thông cáo phát đi sáng 7/3 của F88 cho biết, theo thông tin ban đầu, cơ quan chức năng đang làm việc để thu thập thông tin phục vụ cho công tác điều tra liên quan đến một nhân sự của F88.