Pháp kêu gọi chia sẻ gánh nặng tài chính quốc phòng trong EU

Ông cũng nhấn mạnh các nước thành viên cần tăng cường chi tiêu quốc phòng, nếu muốn thành viên Liên minh châu Âu (EU) được quyền tự chủ chiến lược.
Phát biểu trước báo giới ngày 17/2, trước thềm cuộc họp với các bộ trưởng tài chính khu vực đồng Euro, ông Lombard khẳng định Pháp đang gánh vác một phần trách nhiệm lớn và mong muốn các nước thành viên chia sẻ nỗ lực này một cách công bằng hơn.
Hiện Pháp chi khoảng 60 tỷ euro (63 tỷ USD) mỗi năm cho quốc phòng, tương đương mức 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo đúng hướng dẫn của NATO. Tuy nhiên, nhiều nước thành viên EU như Croatia, Bồ Đào Nha, Italy, Bỉ, Luxembourg, Slovenia và Tây Ban Nha vẫn chưa đạt mức chi tiêu tối thiểu này, theo dữ liệu của NATO.
Vấn đề chi tiêu quốc phòng của EU đang ngày càng trở thành tâm điểm trong bối cảnh môi trường an ninh châu Âu có nhiều biến động. NATO đã đặt ra mục tiêu các nước thành viên cần chi tối thiểu 2% GDP cho quốc phòng để đảm bảo khả năng tự vệ và đóng góp vào an ninh chung. Tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Âu vẫn chưa đạt được mức cam kết này, khiến áp lực chi tiêu dồn lên một số nước vốn có ngân sách quốc phòng cao như Pháp và Đức.
Bên cạnh đó, EU đang thúc đẩy chiến lược tăng cường tự chủ quốc phòng, nhằm giảm sự phụ thuộc vào Mỹ trong lĩnh vực an ninh. Dù vậy, kế hoạch hiện thực hóa mục tiêu này vẫn gặp nhiều thách thức do sự khác biệt trong hướng ưu tiên ngân sách của từng quốc gia thành viên.

Canada tăng cường quan hệ thương mại với EU để đối phó thuế quan từ Mỹ
Kinhtedothi - Chính phủ Canada đang tìm cách mở rộng quan hệ kinh tế với Liên minh châu Âu (EU) và bảo vệ hệ thống thương mại toàn cầu trước nguy cơ bị áp thuế từ Mỹ.

Quan chức khẳng định EU sẽ đáp trả rắn nếu Mỹ áp thuế kim loại
Kinhtedothi -Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noel Barrot tuyên bố EU sẽ có biện pháp đáp trả nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện kế hoạch tăng thuế nhập khẩu kim loại.

Giá khí đốt phá kỷ lục, EU khó tránh cuộc khủng hoảng năng lượng mới
Kinhtedothi - Giá khí đốt tại châu Âu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2023 trong bối cảnh dự trữ năng lượng của khu vực chạm mức thấp nhất trong nhiều năm.