Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mỹ và Iran nối lại đàm phán hạt nhân giữa thận trọng và kỳ vọng

Kinhtedothi - Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran đã bước vào giai đoạn mới với vòng thảo luận thứ ba kéo dài nhiều giờ tại Muscat (Oman) ngày 26/4, được cả hai bên đánh giá là "tích cực, nghiêm túc".

The Al Jazeera, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi, người dẫn đầu đoàn đàm phán từ Tehran, bày tỏ thái độ "cực kỳ thận trọng" về triển vọng thành công. Ông nhấn mạnh các cuộc thảo luận lần này đi vào chi tiết kỹ thuật hơn so với trước, nhưng vẫn tồn tại bất đồng cả về vấn đề cốt lõi lẫn những điểm nhỏ.

Phía Mỹ, thông qua tuyên bố của một quan chức cấp cao giấu tên, cũng thừa nhận tiến triển đã đạt được là đáng khích lệ, dù "còn nhiều việc phải làm". Hai bên đã nhất trí tiếp tục gặp nhau vào tuần tới tại châu Âu, với hy vọng thu hẹp khoảng cách để đạt được thỏa thuận chấm dứt bế tắc kéo dài hàng thập kỷ về vấn đề hạt nhân của Iran.

Vòng thảo luận thứ ba giữa Mỹ và Iran được cả hai bên đánh giá là "tích cực, nghiêm túc". Ảnh: Anadolu Agency

Trong khi đó, Oman - quốc gia đóng vai trò trung gian, công bố kế hoạch tổ chức một cuộc họp cấp cao khác vào ngày 3/5. Ngoại trưởng Oman Badr al-Busaidi khẳng định, phái đoàn Mỹ và Iran đã tìm thấy tiếng nói chung về nguyên tắc cơ bản: hướng tới một thỏa thuận dựa trên tôn trọng lẫn nhau và cam kết dài hạn. Tuy nhiên, những điểm nóng như mức độ làm giàu uranium hay phạm vi dỡ bỏ trừng phạt vẫn chưa được giải quyết.

Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan thận trọng trước vấn đề trên. Phát biểu trong chuyến công du châu Âu tuần này, ông tái khẳng định mong muốn đạt thỏa thuận bằng ngoại giao, nhưng không loại trừ khả năng quân sự nếu đàm phán thất bại. 

"Tôi muốn một thỏa thuận tốt hơn là các lựa chọn khác", Tổng thống Trump nói với các phóng viên trên Không lực Một, đồng thời cảnh báo về nguy cơ một "thỏa thuận tồi" nếu Mỹ nhượng bộ. Phía Iran cũng giữ vững lập trường cứng rắn, tuyên bố chương trình tên lửa và quốc phòng là "không thể thương lượng".

ĐỌC NGAY: Tín hiệu tích cực từ vòng đàm phán hạt nhân mới giữa Mỹ và Iran  

Bối cảnh đàm phán lần này phức tạp hơn nhiều so với thỏa thuận năm 2015 về vấn đề hạt nhân của Iran, còn được gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), được ký kết dưới thời Tổng thống Barack Obama. Sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi JCPOA, Iran đã gia tăng làm giàu uranium lên 60%, gần mức dùng cho vũ khí (90%). Các nước phương Tây tiếp tục cáo buộc Tehran theo đuổi việc chế tạo bom hạt nhân, dù nước này luôn phủ nhận và nhấn mạnh mục đích hòa bình. 

Giới quan sát nhận định, dù hai bên đã tiến gần hơn đến việc xác định các "vùng xám" có thể thỏa hiệp, khoảng cách vẫn còn lớn. Mỹ và đồng minh châu Âu muốn Iran ngừng hoàn toàn làm giàu uranium, trong khi Tehran chỉ sẵn sàng chấp nhận hạn chế một phần để đổi lấy dỡ bỏ trừng phạt. Do đó, thành công của các vòng đàm phán sắp tới sẽ phụ thuộc vào khả năng cân bằng giữa áp lực và nhượng bộ từ cả hai phía.

Vụ nổ lớn tại cảng ở Iran khiến ít nhất 14 người thiệt mạng

Vụ nổ lớn tại cảng ở Iran khiến ít nhất 14 người thiệt mạng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vụ nổ lớn tại cảng ở Iran khiến ít nhất 14 người thiệt mạng

Vụ nổ lớn tại cảng ở Iran khiến ít nhất 14 người thiệt mạng

27 Apr, 07:59 AM

Kinhtedothi - Vụ nổ lớn tại cảng Shahid Rajaee, trung tâm vận tải container quan trọng của Iran, đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và cơ sở hạ tầng, làm dấy lên những lo ngại mới về công tác an toàn trong xử lý hàng hóa nguy hiểm tại các khu vực chiến lược.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ