Kinhtedothi - Chính phủ Bolivia đã triệu tập Đại sứ Argentina sau khi văn phòng của Tổng thống Argentina Javier Milei lên tiếng về sự kiện đảo chính vào tuần trước tại La Paz là "diễn kịch".
Tổng thống Argentina Javier Milei. Ảnh: THX
Quyền Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bolivia, Maria Nela Prada cho biết trong một cuộc họp báo rằng Chính phủ Bolivia "cực lực bác bỏ" các phát ngôn từ văn phòng của Tổng thống Argentina.
Trước đó, cựu Tổng tư lệnh quân đội Bolivia, Tướng Juan Jose Zuniga đã dẫn đầu các đơn vị quân đội tập trung tại quảng trường chính của Thủ đô La Paz, khu vực gần Dinh Tổng thống và tòa nhà Quốc hội. Sau đó ông ra lệnh cho một xe bọc thép đâm vào cửa Dinh Tổng thống để binh lính tiến vào tòa nhà.
Ông Zuniga cho biết lúc đó mình đang tuân theo lệnh của Tổng thống Luis Arce, nhưng ngay sau đó nhà lãnh đạo này đã phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào đến ông Zuniga.
Vào ngày 30/06, Văn phòng Tổng thống Argentina đã đưa ra tuyên bố rằng các phát ngôn của Chính phủ Bolivia về vụ đảo chính là "không đáng tin cậy". Đồng thời đưa ra nhận định "cuộc đảo chính tại Bolivia là giả mạo”.
Thêm vào đó, Argentina cũng chỉ trích việc Bolivia đang giam giữ cựu Tổng thống Jeanine Anez và Thống đốc Santa Cruz Luis Fernando Camacho.
Tại cuộc họp báo, Bà Prada đáp trả rằng những "khẳng định sai lệch và thiếu hiểu biết" của Argentina là "một hình thức phản đối cực đoan và không thể chấp nhận được."
Kinhtedothi - Các lực lượng vũ trang Bolivia đã rút khỏi dinh thự tổng thống ở thủ đô La Paz vào tối 26/6, sau khi Tổng thống Luis Arce lên án âm mưu "đảo chính" nhằm vào chính phủ và kêu gọi sự ủng hộ quốc tế.
Kinhtedothi - Chiều 26/6, quân đội do tướng Juan Jose Zuniga chỉ huy đã xông vào dinh tổng thống, trong khi chiếm đóng các vị trí ở quảng trường bên ngoài.
Kinhtedothi - Chính phủ Bolivia đã nhận được tin tình báo về khả năng xảy ra đảo chính trước khi lực lượng quân đội tiếp cận Dinh Tổng thống trong tuần này, một Bộ trưởng cao cấp của chính phủ cho biết vào ngày 28/6.
Kinhtedothi - Hàng nghìn người tại nhiều thành phố khác nhau trên khắp nước Mỹ đã xuống đường biểu tình phản đối các chính sách gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump, bao gồm việc trục xuất người nhập cư, sa thải hàng loạt trong bộ máy chính phủ, cũng như hai cuộc xung đột tại Gaza và Ukraine.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Tổng thống Donald Trump đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp bán dẫn tại Mỹ.
Kinhtedothi – Giá vàng toàn cầu đang trong hành trình tăng mạnh chưa từng có, vượt ngưỡng 3.350 USD/ounce và có thể tiếp tục lập đỉnh trong nửa cuối năm 2025. Đà tăng này được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, kỳ vọng lãi suất giảm, đồng USD suy yếu và lực mua kỷ lục từ các ngân hàng trung ương.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng leo thang, Boeing - biểu tượng của ngành công nghiệp hàng không Mỹ – đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới với quyết định gây sốc từ Bắc Kinh: yêu cầu các hãng hàng không nội địa ngừng nhận máy bay Boeing và không đặt thêm đơn hàng mới.