Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phải gắn với tăng trưởng xanh

Kinhtedothi - Ngày 9/4, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, hiện có 12 tỉnh, thành vùng ĐBSCL (trừ Bến Tre) tham gia và đăng ký tham gia sản xuất lúa theo Đề án, với tổng diện tích trên 1 triệu ha. Sau hơn 1 năm triển khai, bước đầu ghi nhận Đề án đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030- Ảnh: VGP/LS

Cụ thể, các mô hình sản xuất theo Đề án đã giảm lượng lúa giống; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới... giúp nông dân nâng cao thu nhập thêm 12-50%, tương đương lợi nhuận tăng từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống.

Ngoài ra, qua sản xuất lúa theo Đề án, thói quen trong sản xuất lúa gạo của nông dân đã dần thay đổi theo hướng tăng giá trị, giảm phát thải và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân đã chú trọng hơn đến liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển đổi sang quy trình canh tác bền vững như: quản lý nước tưới tiên tiến, sử dụng phân bón hợp lý, xử lý rơm rạ... Quan trọng hơn, Đề án đã góp phần giảm phát thải khí nhà kính, với mức giảm trung bình 2-12 tấn CO₂ tương đương/ha/vụ.

"Qua hơn một năm triển khai, Đề án đã từng bước khẳng định tính đúng đắn, cần thiết và bước đầu mang lại những kết quả rất đáng ghi nhận trong việc chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định.

Bên cạnh đó, tại hội nghị cũng có nhiều ý kiến đánh giá và nhìn nhận thực tế rằng, việc triển khai đề án vẫn còn những khó khăn, thách thức. Trong đó, liên kết sản xuất bước đầu đã được hình thành nhưng còn yếu; người dân tham gia đề án chưa chủ động, vẫn còn tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ; vốn đầu tư cho đề án, đặc biệt là các dự án vay vốn từ Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tài chính các-bon chuyển đổi (TCAF) chậm được huy động và chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định; việc triển khai đề án ở một số địa phương còn chậm, lúng túng; hạ tầng thủy lợi đặc biệt là thủy lợi nội đồng còn chưa đáp ứng được yêu cầu về tưới tiêu hợp lý, tiết kiệm...

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định, Đề án đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả và khả thi. Một trong những dấu ấn lớn nhất chính là sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy và nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân về mục tiêu phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Đồng thời, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị các địa phương khẩn trương phê duyệt Đề án, ban hành chính sách hỗ trợ theo thẩm quyền và điều kiện của mình để triển khai thực hiện Đề án; tiếp tục mở rộng diện tích áp dụng quy trình canh tác bền vững theo lộ trình, xác định diện tích các vùng canh tác và cả các vùng đệm.

Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai cụ thể theo từng vùng sinh thái, gắn với điều kiện sản xuất thực tế và tiềm năng thị trường tiêu thụ; ưu tiên đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng, phát triển các mô hình tưới tiết kiệm nước; đồng thời cải thiện hạ tầng kho chứa, logistics để giảm thất thoát sau thu hoạch. Tập trung hỗ trợ các mô hình giảm phát thải từ ngân sách địa phương. Bổ sung các dự án, nhiệm vụ này vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026-2030 của địa phương.

Xây dựng, nhân rộng các mô hình liên kết doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân theo chuỗi giá trị, xác định mô hình liên kết là một trong những điều kiện tiên quyết để các chủ thể tham gia chuỗi liên kết được hưởng hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số trong quá trình quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá xăng giảm nhẹ từ chiều 17/4

Giá xăng giảm nhẹ từ chiều 17/4

17 Apr, 03:08 PM

Kinhtedothi - Từ 15 giờ chiều nay (17/4), giá các mặt hàng xăng đồng loạt giảm nhẹ. Xăng Ron 95 giảm còn chưa đến 19.000 đồng/lít.

Huyện Sóc Sơn hoàn thành vượt nhiều chỉ tiêu nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Huyện Sóc Sơn hoàn thành vượt nhiều chỉ tiêu nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

17 Apr, 12:08 PM

Kinhtedothi - Sáng 17/4, huyện Sóc Sơn long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 2 năm 2024 cho 7 xã: Tân Dân, Hồng Kỳ, Thanh Xuân, Đông Xuân, Minh Phú, Hiền Ninh và Tân Minh. Đây là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các địa phương.

Nông nghiệp nỗ lực tăng trưởng trong khó khăn

Nông nghiệp nỗ lực tăng trưởng trong khó khăn

17 Apr, 12:05 PM

Kinhtedothi - Để góp phần vào tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt 8%, ngành Nông nghiệp phấn đấu đạt mức tăng trưởng 4%. Đây là nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, gắn liền với các yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ