Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển kinh tế từ sinh vật cảnh

Kinhtedothi- Nghề sinh vật cảnh đã tạo thu nhập, cải thiện đáng kể cho cuộc sống gia đình nhiều gia đình ở xã Hành Đức (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi).

Ông Nguyễn Tấn Đạt (thôn Xuân Vinh, xã Hành Đức) bắt đầu trồng mai cách đây hơn 20 năm. Ban đầu chỉ là thú vui, nhưng sau đó, cây mai lại trở thành sinh kế chính của gia đình.

Giống mai mà ông Đạt dành nhiều tâm sức nhất chính là mai cổ truyền. Loại mai này có ưu điểm là hoa rất lâu tàn, có thể nở kéo dài được hơn 3 tuần, màu vàng tươi rất đẹp. Sau vài năm chăm sóc, cây sinh trưởng nhanh, cành khoẻ, tán rộng, ông tiến hành cấy ghép để nhân cành, kết hợp cắt tỉa nghệ thuật, tạo cho mai thành những hình dạng đẹp mắt. 

Trồng mai mang lại thu nhập chính cho ông Nguyễn Tấn Đạt

“Lúc mới trồng giống như đang mò kim đáy bể, rất lo lắng, trăn trở. Để có được vườn mai như bây giờ, tôi phải học hỏi qua sách vở, những người chơi mai lão làng và tốn rất nhiều công chăm sóc. Tôi cũng tham gia vào Hội sinh vật cảnh của huyện Nghĩa Hành, đi tham quan, học tập kinh nghiệm trồng cây cảnh ở một số nơi để về áp dụng tại vườn nhà”, ông Đạt chia sẻ.

Để tạo được những cây mai có thế đẹp như: trực phân chi, thác đổ…, ông Đạt mất từ 5 đến 7 năm chăm sóc công phu. Cá biệt, có những chậu mai kiểng ông đã phải mất trên chục năm chăm sóc mới có thể tạo cho nó hình hài ưng ý nhất. 

Trong khu vườn có diện tích 2.000m2 của ông Đạt có những cây mai mấy chục năm tuổi, trị giá hàng trăm triệu đồng. Cây bán giá thấp nhất là 500 ngàn đồng có thời gian trồng khoảng 30 tháng. 

Ngoài nghề chăm hoa mai phục vụ thị trường Tết, lão nông này còn kiếm thêm thu nhập từ việc ươm cây mai từ hạt. Ông cho biết, ươm hạt mai trong bầu đất để bán có giá trị kinh tế cao, bán ra rất nhanh.

Ông Trần Cao Quang đang tạo hình cho cây mai.

Phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, năm nào ông Trần Cao Quang (thôn Xuân Vinh, xã Hành Đức) cũng chuẩn bị hơn 200 chậu mai lớn nhỏ với đa dạng mẫu mã, giá cả để khách hàng lựa chọn. Các chậu mai của ông cũng được uốn nắn, tạo kiểu và chọn thời điểm để tuốt lá, đảm bảo mai ra hoa vào đúng dịp Tết cổ truyền.

Ngoài cây mai, ông Quang có thâm niên khoảng 15 năm làm nghề đúc chậu kiểng. Hiện mỗi tháng sản xuất được khoảng 100 chiếc chậu phục vụ thị trường trong tỉnh và một số tỉnh, thành lân cận, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Huyện Nghĩa Hành nằm về phía tây nam cách TP Quảng Ngãi 9km với diện tích 234km2. Là huyện đồng bằng nhưng Nghĩa Hành có địa hình trung du thích hợp với đa dạng cây trồng, vật nuôi, có điều kiện thuận lợi để phát triển sinh vật cảnh. Đặc biệt, nơi đây được xem là “thủ phủ” mai vàng với làng mai Xuân Vinh (xã Hành Đức) nức tiếng gần xa.

Những năm qua, người dân huyện Nghĩa Hành đã thực hiện nhiều tác phẩm đẹp, có giá trị kinh tế cao, cung cấp cho thị trường và để “truyền lửa” thêm cho phong trào sinh vật cảnh, góp phần tô thêm hương sắc cho diện nạo nông thôn mới của huyện.

Sinh vật cảnh mang lại thu nhập cao cho các hộ dân và góp phần xây dựng nông thôn mới

Ngoài hoàng mai, bạch mai, thanh mai, Nghĩa Hành còn có mai tình, mai thân… Đây là những loại cây mai đặc trưng được trồng ở Quảng Ngãi, ưu điểm nổi bật là hoa nhiều cánh, cuống hoa khỏe. Các tác phẩm mai bonsai có nhiều dáng thế độc đáo, lạ mắt và có nhiều giống hoa mai quý hiếm, giá từ 500 triệu đồng – 800 triệu đồng.

Theo Hội Sinh vật cảnh huyện Nghĩa Hành, phong trào làm vườn, làm sinh vật cảnh trên địa bàn huyện đã phát huy giá trị tốt đẹp, tính thẩm mỹ của bonsai mai vàng. Hiện toàn huyện có hơn 1 triệu cây mai vàng các loại. Từ một thú chơi tao nhã trong dịp Tết, nhiều hộ dân đã nâng lên thành một nghề chuyên nghiệp và mang lại sinh kế ổn định cho gia đình, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho người lao động.

Riêng làng nghề cây cảnh Xuân Vinh ở xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể làng nghề cây cảnh.

 

 Nghĩa Hành phát triển mạnh trồng ngô sinh khối

 Nghĩa Hành phát triển mạnh trồng ngô sinh khối

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ