Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển thương hiệu quốc gia trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa

Kinhtedothi – Trong hai ngày 21 và 22/11, Bộ VHTT&DL sẽ tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Theo Bộ VHTT&DL, mục đích của hội nghị là quán triệt tinh thần, nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được nêu tại Chỉ thị số 30/CT-TTg đến các bộ, ngành, địa phương, hội, hiệp hội, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan. Qua đó tập trung triển khai các nội dung được giao tại Chỉ thị số 30/CT-TTg một cách đồng bộ, thiết thực, hiệu quả; xác định rõ hoạt động, nhiệm vụ cấp bách cần triển khai ngay và các nhiệm vụ dài hạn.

Trình diễn cổ phục Việt Nam trên đường phố trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Ảnh: Lại Tấn

Đồng thời tập trung đề xuất nhiệm vụ, giải pháp đối với các ngành có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh; phát triển trọng tâm, trọng điểm các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội nghị cũng là diễn đàn để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn triển khai phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong thời gian qua nhìn từ góc độ nhà quản lý, chuyên gia, tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó đánh giá, phân tích kỹ lưỡng những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm.

Từ đó, nhận diện thời cơ, thách thức của công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian tới; giải pháp, lộ trình tháo gỡ những bất cập hiện nay, nhất là trong cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực xã hội, hợp tác công tư; những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng, công nghệ, vốn, thuế, đầu tư; thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số.

Các bộ, ngành, địa phương cũng tập trung trao đổi về việc xác định sản phẩm, dịch vụ cần tập trung đầu tư để tạo hiệu quả và sức lan tỏa cao. Cùng với đó phát triển thương hiệu quốc gia trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa; giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp văn hóa cả về số lượng và chất lượng.

Hội nghị cũng sẽ đề xuất mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bổ sung vào dự thảo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp với xu hướng phát triển mới hiện nay của đất nước nhằm đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế và mang lại giá trị gia tăng kinh tế. Đồng thời góp phần quan trọng phát huy, quảng bá các giá trị tốt đẹp, đặc sắc của văn hóa, truyền thống dân tộc Việt Nam.

Công nghiệp văn hóa góp phần thúc đẩy du lịch của Hà Nội

Công nghiệp văn hóa góp phần thúc đẩy du lịch của Hà Nội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị, nâng tầm di sản văn hóa

Phát huy giá trị, nâng tầm di sản văn hóa

31 Mar, 02:39 PM

Kinhtedothi - Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; nhiều khu vực, di tích, di sản, công trình được tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa... là những vấn đề được quy định rõ trong Luật Thủ đô 2024.

Nghệ An: trang trọng lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh 

Nghệ An: trang trọng lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh 

31 Mar, 01:55 PM

Kinhtedothi - Ngày 31/3, tại đền Hồng Sơn, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nghệ An, UBND TP Vinh long trọng tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đây là một trong những hoạt động văn hóa lớn, điểm nhấn tại di tích lịch sử cấp quốc gia đền Hồng Sơn hàng năm vào dịp 3/3 Âm lịch. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ