Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phố Wall đi xuống mặc dù nhà đầu tư kỳ vọng Mỹ - Trung sắp đạt thỏa thuận thương mại

Kinhtedothi - Chứng khoán Mỹ chao đảo trong phiên ngày 11/2, khi nhà đầu tư cân nhắc khả năng Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận để chấm dứt cuộc chiến thuế quan đang diễn ra.
Trong phiên giao dịch này, chỉ số S&P 500 và Nasdaq chỉ đạt được mức tăng danh nghĩa, trong khi chỉ số blue-chip Dow Jones giảm mạnh.
Chứng khoán Mỹ chao đảo trong phiên giao dịch ngày 11/2.
Ngày 11/2, các quan chức Mỹ và Trung Quốc bắt đầu vòng đàm phán thương mại mới trong tuần này với trọng tâm là vấn đề sở hữu trí tuệ. Theo đó, các quan chức Mỹ và Trung Quốc đều bày tỏ lạc quan sau khi kết thúc ngày họp đầu tiên của vòng đàm phán thương mại mới đang diễn ra ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, giới quan sát vẫn thận trọng về khả năng hai bên sớm đi đến một thỏa thuận để xuống thang cuộc chiến thương mại căng thẳng đã kéo dài 7 tháng.
Trong vòng đàm phán này, Washington dự kiến tăng sức ép đối với Bắc Kinh nhằm buộc đối phương chấp nhận thực thi cải cách lớn mang tính cơ cấu trong các vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và trợ cấp công nghiệp.
Cuộc thảo luận thương mại diễn ra ngày 11/2 là đàm phán cấp thứ trưởng, mang tính chất chuẩn bị cho cuộc gặp cấp bộ trưởng dự kiến diễn ra vào ngày 14 và 15/2.
Các cuộc đàm phán thương mại diễn ra trong bối cảnh dữ liệu kinh tế ảm đạm của Trung Quốc. Tăng trưởng chi tiêu vào Tết Nguyên Đán của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005. Tuần trước, Chính phủ Trung Quốc cho biết tăng trưởng kinh tế nước này đạt tốc độ chậm nhất trong 28 năm.
Brent Schutte - Giám đốc chiến lược đầu tư tại Northwestern Mutual Wealth Management, nhận định: “Hiện thị trường đang chờ đợi thông tin về các vấn đề thương mại và địa chính trị vẫn còn tồn tại”.
“Chúng ta gần như đang ở điểm chờ để cố gắng đánh giá xem liệu khả năng của một thỏa thuận thương mại là gì”, ông Schutte cho biết.
Chốt phiên giao dịch này, chỉ số Dow Jones giảm 53,22 điểm, tương đương 0,21%, xuống 25.053,11, S&P 500 tăng 1,92 điểm, tương đương 0,07%, xuống 2.709,8 và Nasdaq Composite tăng 9,71 điểm, tương đương 0,13%, lên 7.307,91 điểm.
Trong số 11 lĩnh vực thuộc chỉ số S&P 500, các cổ phiếu các dịch vụ truyền thông, tiện ích và chăm sóc sức khỏe đều đóng cửa trong sắc đỏ.
Trong phiên này, các cổ phiếu công nghiệp nhạy cảm với thuế quan đã hỗ trợ nhiều nhất cho chỉ số S&P 500, dẫn đầu là cổ phiếu của Union Pacific Corp, General Electric Co và FedEx Corp.
Các cổ phiếu lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là lực cản lớn nhất đối với chỉ số Dow Jones, giảm mạnh nhất gồm cổ phiếu của UnitedHealth Group Inc và Pfizer Inc và Merck & Co, mỗi cổ phiếu giảm hơn 1%.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng hướng sự chú ý đến khả năng Chính phủ Mỹ đóng cửa lần thứ 2, khi Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa vẫn còn mâu thuẫn về chính sách biên giới. Tổng thống Trump đã tweet hồi cuối tuần trước rằng “Tôi thật sự tin rằng họ (Đảng Dân chủ) muốn Chính phủ đóng cửa”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ