Phòng chống dịch bệnh động vật, bảo đảm nguồn cung thực phẩm Tết Ất Tỵ 2025
Chú trọng sản xuất an toàn
Trên quy mô diện tích hơn 5ha, Hợp tác xã Hoàng Long (huyện Thanh Oai) hiện đang duy trì quy mô đàn lợn hơn 4.000 con, trong đó có khoảng 500 con lợn nái, còn lại là lợn thịt thương phẩm. Hiện, trung bình mỗi ngày hợp tác xã cung ứng cho thị trường 2 tấn thịt lợn, trong đó có gần một nửa được chế biến thành giò, chả, xúc xích…
Ngay từ khi bắt tay vào phát triển trang trại, ông Nguyễn Trọng Long - Giám đốc Hợp tác xã và các thành viên đã đặc biệt chú trọng đến chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học; lấy phòng bệnh là chính. Cũng nhờ đó mà nhiều năm qua, ngay cả khi bệnh dịch tả lợn châu Phi hoàn hành, hợp tác xã vẫn duy trì phát triển tốt.

Bà Nguyễn Thị Liên ở xã Vân Hòa (huyện Ba Vì) cho biết, gia đình hiện đang nuôi 10 con bò. Trong chăn nuôi, quan trọng nhất là khâu phòng bệnh, được sự hướng dẫn của cán bộ thú y địa phương, gia đình luôn quan tâm tiêm vaccine đầy đủ cho vật nuôi 2 lần/năm.
“Trước và trong mùa Đông, gia đình tôi tiêm bổ sung các loại vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Với số lượng bò nuôi nhiều nên gia đình cũng chủ động thu gom rơm, rạ dự trữ cho ngày rét đậm, rét hại không chăn thả được…” - bà Liên nói thêm.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, tổng đàn vật nuôi từ đầu năm 2024 đến nay duy trì mức tăng khá. Các cơ sở chăn nuôi đều bám sát diễn biến thị trường và có kế hoạch sản xuất phù hợp. Đặc biệt, công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được người dân quan tâm nên không ghi nhận dịch bệnh lớn…
Lấy phòng bệnh là chính
Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội Nguyễn Đình Đảng, từ đầu năm 2024 đến nay, đơn vị đã tiến hành hướng dẫn, đôn đốc thú y cơ sở giám sát dịch bệnh chặt chẽ, thông tin báo cáo, điều tra, xác minh kịp thời khi có ổ dịch xảy ra.
Chi cục cũng đã lấy 100 mẫu swab để kiểm tra giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm; phối hợp với Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ tổ chức lấy 21 mẫu swab gộp (hầu họng, phân) để xét nghiệm vi rút cúm gia cầm...
Nhờ làm tốt công tác chủ động phòng chống nên dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm từ đầu năm 2024 đến nay cơ bản được kiểm soát; các bệnh thông thường xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ ốm, chết thấp. Dù vậy, nguy cơ dịch bệnh từ nay đến cuối năm là không thể chủ quan, do nhu cầu thịt động vật tăng cao, diễn biến thời tiết thất thường.
Trên cơ sở dự báo tình hình, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường đề nghị trong những tháng cận Tết Ất Tỵ 2025, các địa phương chủ động triển khai biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm với phương châm “phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời”, kết hợp thực hiện đồng bộ biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi.
Phát hiện sớm, khoanh vùng khống chế, xử lý kịp thời, triệt để dịch bệnh nguy hiểm phát sinh ở động vật diện hẹp đối với bệnh mới xâm nhập, biến chủng của vi rút gây bệnh. Đặc biệt, trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, chủ cơ sở chăn nuôi báo cáo ngay cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, tiến hành xử lý theo chỉ đạo của ngành chuyên môn.
Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đề nghị các địa phương quản lý giết mổ gia súc, gia cầm có kiểm soát, bảo đảm chăn nuôi an toàn dịch bệnh, từng bước giảm giết mổ nhỏ lẻ, chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư; hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn sinh học.
Các xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội tăng cường giám sát việc vận chuyển, kinh doanh, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm của người dân địa phương; đồng thời, triển khai đợt tiêu độc, khử trùng, kết hợp giám sát, kiểm soát chặt chẽ khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn...
Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, tổng đàn trâu toàn TP hiện có khoảng 30.000 con, đàn bò 125.300 con, đàn lợn 1,48 triệu con, đàn gia cầm 42,2 triệu con. Từ đầu năm 2024 đến nay, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt hơn 1.400 tấn, thịt bò 7.100 tấn, thịt lợn 173.000 tấn, thịt gia cầm 112.000 tấn…

Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 mang đến những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Hà Nội. Luật kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.
Orion Vina trao tặng máy nông nghiệp hỗ trợ nông dân huyện Gia Lâm
Kinhtedothi - Chiều 11/11, Viện Sinh học nông nghiệp và Công ty TNHH thực phẩm Orion Vina phối hợp tổ chức lễ trao tặng máy nông nghiệp Khoai tây Quê hương tại xã Yên Thường (huyện Gia Lâm).

Nông nghiệp Thủ đô bứt phá và khát vọng vươn tầm
Kinhtedothi - Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, ngành nông nghiệp Hà Nội đã có sự phát triển vượt bậc, với nhiều thành tựu bứt phá, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới của Thủ đô.