Cơ chế diễn ra chuột rút nhiệt?
Chuột rút nhiệt (Heat cramps) xảy ra đột ngột, vào lúc nửa đêm hoặc khi đang vận động, lao động, gây ra các cơn đau dữ dội ở chân hoặc bắp chân. Chuột rút do nhiệt thường xảy ra đối với các cơ ngắn, gây đau và kéo dài trong vòng vài giờ.
Chuột rút nhiệt thường liên quan đến các cơ bị mệt mỏi bởi công việc nặng, chẳng hạn như bắp chân, đùi và vai.
Nguy cơ cao nhất về chuột rút nhiệt là khi làm việc hoặc hoạt động trong môi trường nóng, thường là trong vài ngày đầu chưa quen.
Bệnh có thể nguy hiểm nếu đổ mồ hôi nhiều trong khi luyện tập và uống một lượng lớn nước hoặc các chất lỏng khác thiếu muối.
Nguyên nhân chính xác của chuột rút nhiệt đến nay khoa học vẫn chưa hiểu rõ.
Chúng có thể liên quan đến một số vấn đề như làm việc, vận động quá mức hay vận động quá ít; uống ít nước; trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người cao tuổi do dễ bị mất nước và đang có các bệnh lý nội khoa tiềm ẩn như tim mạch và phổi. Do quá tải và mệt mỏi của cơ xương có thể dẫn đến chuột rút cục bộ ở các sợi cơ làm việc quá sức và do nhiệt độ môi trường quá nóng.
Nguyên nhân chính gây chuột rút nhiệt là vấn đề điện giải. Các chất điện giải bao gồm các khoáng chất thiết yếu khác nhau, như natri, kali, canxi và magiê.
Đây là những chất tham gia vào các phản ứng hóa học trong cơ bắp nếu bị mất cân bằng sẽ gây ra hiện tượng chuột rút.
Đơn giản, mồ hôi chứa một lượng lớn natri và chất lỏng uống có hàm lượng natri không đầy đủ có thể dẫn đến tình trạng natri thấp nghiêm trọng gọi là hạ natri máu.
Một số nơi như trong các nhà máy, xí nghiệp đã giảm được căn bệnh này cho công nhân bằng cách cung cấp nước uống giàu muối.
Cách khắc phục và phòng ngừa
Chuột rút nhiệt gây đau đớn đi kèm với kiệt sức vì nóng. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, như chóng mặt, mệt mỏi, nôn mửa, đau đầu, nhịp tim nhanh, khó thở hoặc nhiệt độ cao cần được chăm sóc y tế ngay.
Ví dụ, chuột rút khiến chân sưng lên thì nhất thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn bù nước cho bệnh nhân dưới hình thức tiêm truyền hay uống để bổ sung điện giải.
Một số cách sơ cứu chuột rút do diệt tại gia như nghỉ ngơi, thư giãn, kéo nhẹ cơ, căng nhẹ hoặc xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị chuột rút. Có thể đắp gạc nóng lên vùng bị chuột rút.
Trường hợp chuột rút chân giữa đêm khi đang ngủ thì hãy thử đứng và co chân lên, dồn trọng lượng cơ thể xuống chân bị chuột rút trong tư thế chạm gót xuống sát sàn nhà để kéo căng cơ ra.
Theo khuyến cáo, nếu cơn chuột rút dài và không biến mất trên 1 tiếng và không thể uống nước do bị buồn nôn hoặc nôn thì phải bù nước qua đường tĩnh mạch.
Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn như chóng mặt, mệt mỏi, nôn mửa, đau đầu, tim đập nhanh, khó thở, thân nhiệt cao trên 40 độ thì cần nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
Khi làm việc trong môi trường nóng bức thì nguy cơ bị chuột rút trong những ngày đầu rất cao. Khi đã quen với môi trường và được bổ sung chất lỏng đầy đủ, chuột rút nhiệt sẽ ít xảy ra hơn.
Bên cạnh đó, vào mùa Hè, nên tập thể dục phù hợp với thể trạng, uống đủ nước, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
Riêng trẻ nhỏ và người cao tuổi nên phòng ngừa hợp lý. Trời nắng nóng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ mắc bệnh liên quan đến nhiệt.
Hãy xem xét các vấn đề như: Đừng để trẻ em trong xe khi không có người lớn; hãy cho trẻ uống đủ nước; thoa lại kem chống nắng của họ thường xuyên.
Đối với nhóm trên 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh nhiệt cao, nhất là nhóm mắc bệnh tim, sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc trị chứng mất ngủ, máu lưu thông kém hoặc trầm cảm thì nên duy trì nhiệt độ phòng hợp lý.
Cần kiểm tra nhiệt độ phòng ngày 2 lần trong đợt nắng nóng. Các dấu hiệu mất nước ở người cao tuổi gồm khô da và giảm đi tiểu.
Vì vậy nên cho uống đủ nước, ăn uống hợp lý, cân bằng, đủ chất và duy trì cuộc sống vận động, tránh nằm hay ngồi nhiều.