Phụ nữ Văn Quán phát triển mô hình rau an toàn
Chủ tịch Hội LHPN phường Văn Quán Ngô Thị Toàn cho biết: “Sau khi người dân bàn giao đất cho các dự án, địa phương vẫn còn khá nhiều diện tích xen kẹt không thể sản xuất lúa. Chúng tôi đã động viên chị em tăng gia sản xuất rau an toàn.

Mùa nào thức nấy, mùa Hè trồng mồng tơi, rau muống, rau đay; mùa Đông trồng cải, đậu cô ve, đậu đũa, su hào... Đến nay, hội viên Hội LHPN phường duy trì, phát triển được 15ha rau xanh các loại.
Cũng theo bà Toàn, để sản xuất nông sản bảo đảm ATTP, các hội viên thực hiện nghiêm khuyến cáo của Phòng Kinh tế, Trạm Bảo vệ thực vật quận về việc dùng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong danh mục cho phép.
Gia đình bà Đỗ Thị Dần, hội viên Hội LHPN Văn Quán trồng 2 sào rau cải, muống, đậu cô ve. Thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn, bà Dần tận dụng các phế phẩm nông nghiệp ngâm ủ làm phân bón cho rau. "Rau sản xuất ra đến đâu là được các cửa hàng hoặc bà con xung quanh đây mua hết đến đó” - bà Dần chia sẻ.
Để tăng thu nhập và giảm chi phí sản xuất, hầu hết các hội viên phụ nữ phường Văn Quán đã ngâm tỏi, ớt thành thuốc sinh học để trừ sâu. Phân bón cũng được ngâm ủ các loại rác hữu cơ như vỏ trái cây, rau, củ... vừa phân loại rác từ đầu nguồn, giảm thiểu rác thải ra môi trường, vừa cho hiệu quả tốt trên cây trồng.

Tìm giải pháp liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn hiệu quả
Kinhtedothi - Để phát triển bền vững chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ rau an toàn (RAT) trên địa bàn Hà Nội, DN, hợp tác xã, nông dân cần được Nhà nước quan tâm hỗ trợ bằng chính sách đặc thù; sự chung tay của các cơ quan báo chí trong quảng bá thương hiệu RAT Thủ đô.
Truy xuất nguồn gốc thúc đẩy tiêu thụ rau an toàn chuyên nghiệp, bền vững
Kinhtedothi - Việc phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với rau an toàn (RAT) trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn, đòi hỏi nỗ lực của các DN, hợp tác xã cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ các sở, ngành, địa phương của TP.
Sức bật ở vùng rau an toàn Thanh Đa
Kinhtedothi - Năm 2011, vùng rau an toàn Thanh Đa (huyện Phúc Thọ) được UBND TP Hà Nội phê duyệt, đầu tư 17 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng phụ trợ. Hơn 10 năm qua, vùng rau an toàn này vẫn duy trì sản xuất ổn định, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng trăm hộ dân.