Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phú Thọ: định hình “vành đai du lịch di sản - sinh thái - trải nghiệm” sau sáp nhập

Kinhtedothi - Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ mới, bộ máy hành chính được tinh gọn, điều hành thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi để các lĩnh vực, trong đó có du lịch bước vào giai đoạn phát triển mới, với định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Khai mở không gian du lịch liên vùng

Trước khi sáp nhập, mỗi địa phương đã có những dấu ấn riêng. Vĩnh Phúc nổi bật với Tam Đảo mờ sương, Đại Lải yên bình, danh thắng Tây Thiên - trung tâm Phật giáo lớn của cả nước. Hòa Bình tự hào với hồ Hòa Bình, bản Mường, suối khoáng nóng Kim Bôi, Thung Nai… và kho tàng văn hóa Mường đặc sắc. Phú Thọ cũ - vùng đất Tổ, nơi khởi nguồn dân tộc Việt Nam, với Khu di tích Đền Hùng linh thiêng, hát Xoan, rừng quốc gia Xuân Sơn…

Việc hợp nhất mở ra cơ hội hình thành một “vành đai du lịch” liên vùng trải dài từ trung du tới miền núi, hội tụ các loại hình: tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng, cộng đồng… tạo nên bản sắc riêng biệt và sức hút bền vững.

Khu du lịch Tam Đảo có vẻ đẹp tuyệt mĩ với thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ. Ảnh: BPT

Giao thông được xác định là yếu tố then chốt. Các tuyến huyết mạch như cao tốc Nội Bài - Lào Cai, quốc lộ 6, quốc lộ 32, đường Hồ Chí Minh tạo thành mạng lưới kết nối liên hoàn. Hệ thống đường tỉnh đang được rà soát, quy hoạch lại nhằm gỡ “điểm nghẽn” kết nối các khu, điểm du lịch thành chuỗi sản phẩm bài bản.

Ngoài ra, nâng cấp các điểm dừng chân, dịch vụ phụ trợ, xây dựng bến bãi, khu lưu trú thân thiện… cũng là chiến lược dài hơi để kéo dài thời gian lưu trú, tăng chi tiêu từ du khách.

Không chỉ là sự hợp nhất địa lý, việc sáp nhập còn kết tinh 3 dòng chảy văn hóa đặc sắc. Phú Thọ là cái nôi tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan được UNESCO vinh danh. Vĩnh Phúc, quê hương Quốc Mẫu Tây Thiên, giàu truyền thống lễ hội. Hòa Bình, nơi sinh sống của cộng đồng Mường, Dao, Thái… sở hữu hệ sinh thái văn hóa cộng đồng đa dạng.

Sự hội tụ này giúp thiết lập không gian văn hóa liên vùng, nền móng cho các tour du lịch trải nghiệm, di sản và sinh thái có chiều sâu. Đồng thời, tạo điều kiện tổ chức chuỗi lễ hội quy mô lớn, liên thông về truyền thông và truyền thống - thay vì các lễ hội đơn lẻ như trước đây.

Tăng tốc phát triển du lịch

Phát biểu tại Hội nghị kích cầu du lịch năm 2025 với chủ đề “Phú Thọ - Đến để yêu”, ông Dương Hoàng Hương, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ khẳng định: “Sau sáp nhập, du lịch 3 tỉnh bước sang giai đoạn phát triển nhanh với nền tảng thương hiệu mạnh, sản phẩm đa dạng và tốc độ tăng trưởng ổn định từ 10-15%/năm, thu hút hơn 10 triệu lượt khách mỗi năm”.

Điểm khác biệt trong giai đoạn mới là khả năng gắn kết chuỗi giá trị: từ sản phẩm OCOP, làng nghề, ẩm thực, đến các tour văn hóa - sinh thái - nghỉ dưỡng - cộng đồng, tạo sức cạnh tranh với các điểm đến nổi bật khác như Sa Pa, Mộc Châu, Hà Giang…

Bên cạnh đó, cần phối hợp xây dựng chiến lược phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, xác định rõ từng thế mạnh trong chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu vùng. Cần chú trọng mở rộng sản phẩm du lịch liên hoàn, hình thành các tour liên tỉnh như: Hành trình về cội nguồn Đền Hùng - Tây Thiên - Đền Thác Bờ; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Đại Lải - Tam Đảo - hồ Hòa Bình - suối khoáng Thanh Thủy, Kim Bôi; du lịch cộng đồng bản Dao - bản Lác, bản Pom Coọng - Mai Châu; du lịch làng nghề rèn Lý Nhân, mộc An Tường, Thủ Độ, gốm Hương Canh, rắn Vĩnh Sơn; khám phá văn hóa dân tộc, trải nghiệm làm bánh chưng, học hát xoan, múa xòe Thái, dệt thổ cẩm, tắm lá thuốc người Dao. Tập trung hỗ trợ các mô hình homestay gắn với văn hóa bản địa, đào tạo người dân làm du lịch, phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng làm quà lưu niệm...

Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để kết nối các điểm đến, hỗ trợ du khách đặt vé, tra cứu thông tin, thanh toán trực tuyến; đồng thời quảng bá hình ảnh vùng trên các nền tảng mạng xã hội, website du lịch, ứng dụng điện thoại.

Không gian du lịch Phú Thọ sau sáp nhập đang hội tụ đủ điều kiện để vươn lên trở thành trung tâm du lịch trọng điểm phía Bắc với hạ tầng liên kết, tài nguyên văn hóa - sinh thái đặc sắc và chiến lược phát triển bài bản, đồng bộ. Việc tạo dựng thương hiệu vùng, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá thống nhất là bước đi cần thiết để khai thác hiệu quả tiềm năng, đưa Phú Thọ mới trở thành điểm đến di sản - sinh thái - trải nghiệm nổi bật của cả nước. Khi có tầm nhìn quy hoạch bài bản, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư, hợp tác liên vùng mạnh mẽ, Phú Thọ hoàn toàn có thể hình thành “tam giác vàng du lịch” đa dạng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu của cả khách nội địa lẫn quốc tế, mở ra thời kỳ phát triển mới cho khu vực phía Tây Bắc.

Phú Thọ: tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính sau hợp nhất 3 tỉnh

Phú Thọ: tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính sau hợp nhất 3 tỉnh

Phú Thọ: phát hiện vụ vận chuyển 1,6 tấn lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Phú Thọ: phát hiện vụ vận chuyển 1,6 tấn lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: hướng đến trung tâm du lịch di sản – sinh thái tầm quốc tế

Ninh Bình: hướng đến trung tâm du lịch di sản – sinh thái tầm quốc tế

13 Jul, 08:40 AM

Kinhtedothi - Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình – vùng đất văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ giàu truyền thống, không gian du lịch mới được mở rộng cả về địa lý lẫn bản sắc, tạo điều kiện để hình thành một trung tâm du lịch tổng hợp, có chiều sâu văn hóa.

Du lịch Đà Nẵng bứt phá mạnh mẽ nhờ sức hút từ DIFF 2025

Du lịch Đà Nẵng bứt phá mạnh mẽ nhờ sức hút từ DIFF 2025

12 Jul, 01:27 PM

Kinhtedothi - Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) đang tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ, đưa thành phố biển vươn lên trở thành điểm đến sôi động bậc nhất mùa hè. Đặc biệt, đêm chung kết ngày 12/7 đang ghi nhận những kỷ lục mới về lượng khách lưu trú và sản lượng chuyến bay, thể hiện rõ sức hút của một Đà Nẵng năng động, đổi mới, sáng tạo và giàu bản sắc.

Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình

Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình

10 Jul, 03:47 PM

Kinhtedothi - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, lễ hội truyền thống tại Ninh Bình đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít thách thức. Sự gia tăng về số lượng cần đi kèm với chất lượng tổ chức và ý thức bảo tồn, nếu không, giá trị văn hóa có nguy cơ bị thương mại hóa và mai một theo thời gian.

Ninh Bình định hướng trở thành trung tâm du lịch quốc tế

Ninh Bình định hướng trở thành trung tâm du lịch quốc tế

09 Jul, 08:34 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/7, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức tọa đàm “Định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong không gian mới” với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành cực tăng trưởng du lịch hàng đầu khu vực.

Quảng Ngãi: định hình chiến lược phát triển du lịch sau sáp nhập

Quảng Ngãi: định hình chiến lược phát triển du lịch sau sáp nhập

09 Jul, 05:59 PM

Kinhtedothi - Kết nối, hợp tác phát triển được xem là bước đi đầu tiên định hình chiến lược phát triển du lịch Quảng Ngãi sau sáp nhập, với mục tiêu kiến tạo các sản phẩm khác biệt, đậm bản sắc, tạo bứt phá mới cho ngành công nghiệp không khói của tỉnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ