Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Phù thuỷ thương hiệu” chỉ cách đưa thương hiệu ngân hàng Việt vươn tầm quốc tế

Kinhtedothi- Tại Diễn đàn do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 5/5, các chuyên gia quốc tế và lãnh đạo ngân hàng trong nước cho rằng, thương hiệu ngân hàng mạnh không chỉ bắt đầu từ sản phẩm tốt, mà từ lời hứa được thực hiện nhất quán, quản trị theo chuẩn mực quốc tế và gắn với giá trị nhân văn.

Đưa thương hiệu ngân hàng Việt ra thế giới không chỉ là mục tiêu ngành

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà, mục tiêu này được thể hiện rõ trong Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đặt ra kỳ vọng có từ 2 - 3 ngân hàng Việt Nam lọt Top 100 ngân hàng lớn mạnh nhất khu vực châu Á và ít nhất 1 - 2 ngân hàng niêm yết thành công trên các sàn chứng khoán quốc tế.

“Ngành ngân hàng cần tiếp tục bám sát định hướng đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, và đặc biệt là chuẩn hóa quản trị theo thông lệ quốc tế” - Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà nhấn mạnh.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước NHNN Phạm Thanh Hà phát biểu tại diễn đàn

Theo báo cáo Brand Finance 2025 được công bố tại diễn đàn, Việt Nam đã có 13 ngân hàng nằm trong Top 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới. Đây là bước tiến đáng ghi nhận, nhưng cũng đặt ra yêu cầu phát triển bền vững hơn: thương hiệu không chỉ được đo bằng hình ảnh quảng bá, mà cần được xây dựng từ năng lực nội tại. Đó là tài chính lành mạnh, quản trị hiệu quả và khả năng thích ứng linh hoạt.

Bà Lê Thị Thúy Sen - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng nhận định, thương hiệu là tài sản vô hình nhưng mang giá trị chiến lược. Một ngân hàng có nội lực tốt nhưng không làm thương hiệu bài bản sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội cạnh tranh. Ngược lại, truyền thông tốt nhưng không có thực lực cũng khó giữ được lòng tin lâu dài.

Thương hiệu bắt đầu từ niềm tin

Tại diễn đàn, 2 chuyên gia quốc tế hàng đầu là GS. John Quelch, được mệnh danh là “phù thủy thương hiệu” trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và ông Peter Verhoeven - cựu lãnh đạo cấp cao của Deutsche Bank, Citibank, Standard Chartered đã mang đến những chia sẻ sâu sắc và thực tiễn.

GS. Quelch cho rằng, thương hiệu ngân hàng không khởi đầu từ sản phẩm tốt nhất, mà từ lời hứa được thực hiện với khách hàng một cách nhất quán. “Niềm tin là cốt lõi của thương hiệu bền vững. Khi ngân hàng thực sự hiểu khách hàng, đồng hành cùng họ và giữ đúng cam kết, thương hiệu sẽ sống lâu trong tâm trí người dùng” - ông nói.

Ông cũng nhấn mạnh vai trò của chiến lược thương hiệu dài hạn có khả năng thích ứng cao và định vị rõ ràng trên thị trường khu vực lẫn toàn cầu trong bối cảnh ngành ngân hàng đang biến động nhanh bởi công nghệ và sự thay đổi hành vi người tiêu dùng.

Trong khi đó, ông Peter Verhoeven tập trung vào yếu tố quản trị. Theo ông, việc chuẩn hóa hoạt động theo các chuẩn mực như Basel III, minh bạch tài chính và phát triển mô hình quản trị bền vững sẽ là nền móng để các ngân hàng Việt đủ sức cạnh tranh với các định chế quốc tế.

Các khách mời chia sẻ tại diễn đàn

Với quan điểm “doanh nghiệp không chỉ là cỗ máy kiếm tiền, mà còn là chủ thể kiến tạo giá trị nhân văn”, bà Thái Hương - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH nhấn mạnh: “Thương hiệu không thể chỉ dựa vào hình ảnh bên ngoài, mà phải bắt nguồn từ triết lý phát triển vì con người, cộng đồng và môi trường”.

Bà Thái Hương khẳng định, một thương hiệu ngân hàng muốn vươn xa cần được nuôi dưỡng từ bên trong bằng tính trung thực, minh bạch và đặc biệt là trách nhiệm xã hội. “Khi thương hiệu gắn liền với những giá trị tốt đẹp và hành động thiết thực, thì sự lan tỏa sẽ vượt xa mọi chiến dịch truyền thông” - bà nói.

Từ thực tiễn triển khai mô hình ngân hàng gắn với hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao vì sức khỏe cộng đồng, bà Thái Hương khẳng định: phát triển bền vững và thương hiệu mạnh là hai yếu tố song hành. Một thương hiệu bền vững phải biết “làm thật – làm tử tế – làm có trách nhiệm” với từng khách hàng, từng dòng vốn và cả tương lai của xã hội. 

Ngân hàng cắt giảm nhân sự, tối ưu hoá hoạt động

Ngân hàng cắt giảm nhân sự, tối ưu hoá hoạt động

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Năm 2025, thành phố Hải Phòng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35% GRDP

Năm 2025, thành phố Hải Phòng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35% GRDP

05 May, 09:00 PM

Kinhtedothi - UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 106/KH-UBND về phát triển kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực trên địa bàn năm 2025. Theo đó, thành phố đặt mục tiêu đến hết năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 35% GRDP; kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 15%; thương mại điện tử chiếm trên 15% tổng mức bán lẻ.

Thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp: vẫn còn nhiều việc cần làm

Thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp: vẫn còn nhiều việc cần làm

05 May, 01:43 PM

Kinhtedothi - Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp dù có sự gia tăng nhưng chưa đạt kỳ vọng. Ngành nông nghiệp đang xây dựng kế hoạch, định hướng nhiều giải pháp để thu hút nguồn vốn FDI, phấn đấu đạt mục tiêu 25 tỷ USD vào năm 2030.

Gỡ nút thắt phát triển thị trường trung tâm dữ liệu

Gỡ nút thắt phát triển thị trường trung tâm dữ liệu

05 May, 11:14 AM

Kinhtedothi - Mặc dù nhiều dư địa phát triển, được đánh giá có tiềm năng tỷ đô, nhưng thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng và gặp nhiều thách thức. Việc khai thác thị trường tiềm năng này đặt ra nhiều thách thức cho các nhà cung cấp trong nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ