Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Qatar bơm thêm 8 tỷ USD hỗ trợ hệ thống ngân hàng trong nước

Kinhtedothi - Theo báo cáo của Ngân hàng trung ương Qatar (QNB), trong tháng 8 Chính phủ nước này đã bơm khoảng 29,1 tỷ riyal (8 tỷ USD) để hỗ trợ hệ thống ngân hàng trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao với 4 nước thuộc khối Ả Rập đã kéo dài hơn 3 tháng qua.
Chính quyền Qatar tiếp tục tăng cường hỗ trợ cho các ngân hàng trong nước trước tình trạng rút vốn của các ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài, trong bối cảnh cuộc khủng khoảng ngoại giao vùng Vịnh vẫn bế tắc sau hơn 3 tháng diễn ra. 
Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng này, Chính phủ Qatar đã phải bơm 10,9 tỷ USD trong tháng 6 và 6,9 tỷ USD trong tháng 7 để hỗ trợ các ngân hàng trong nước.
 Trụ sở của Ngân hàng trung ương Qatar.
Sự hỗ trợ của CBQ đã giúp tổng tiền gửi trong nước tăng 5% trong tháng 8/2017 lên 645 tỷ riyal, gần 170 tỷ USD, giữa lúc tiền gửi từ nước ngoài giảm tháng thứ 3 liên tiếp xuống còn 149 tỷ riyal (40,4 tỷ USD), so với con số 171 tỷ riyal (46,4 tỷ USD) trong tháng 6. 

Theo báo cáo của CBQ, tiền gửi trong tháng 8 của khu vực công tại Qatar đã tăng 10,5% so với tháng 7, lên 295 tỷ riyal (80 tỷ USD). 

4 nước thuộc khối Ả Rập gồm Ả Rập Saudi, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain, đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, đồng thời phong tỏa các tuyến giao thông thông đường bộ, đường biển và đường không, với cáo buộc Doha hỗ trợ các tổ chức khủng bố và thực thi các chính sách gây bất ổn trong khu vực. 

Sự phong tỏa cả về ngoại giao và kinh tế của 4 nước vùng Vịnh đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của Qatar

Theo dự đoán của giới chuyên gia kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Qatar năm 2017 sẽ tăng trưởng ở mức thấp nhất kể từ năm 1995. 
Trong 2 tháng đầu của cuộc khủng hoảng Qatar, Cơ quan Quản lý đầu tư Qatar (QIA) đã phải dùng nguồn dự trữ ngoại tệ trị giá 340 tỷ USD của nước này để bơm gần 40 tỷ USD vào hệ thống tài chính nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Đâu là “chất kích thích” cho đà tăng kỷ lục của giá vàng?

Đâu là “chất kích thích” cho đà tăng kỷ lục của giá vàng?

17 Apr, 09:13 PM

Kinhtedothi - Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã leo dốc hơn 25%, ghi nhận đợt tăng mạnh nhất trong vòng một thập kỷ qua. Nguyên nhân là do căng thẳng thương mại, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất và lực mua mạnh của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ