Quản lý cũng phải thay đổi theo xu thế
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có góp ý đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đề cập tới cơ chế áp dụng cho hình thức kinh doanh kiểu Grab. Như Điều 16 của Dự thảo, ngoài một số quy định bổ sung liên quan trực tiếp tới hợp đồng vận tải điện tử (các khoản 1 - 3), chưa có cơ chế nào mới hay riêng biệt nào được dự kiến cho Grab, ngoại trừ khoản 4 Điều 16 dẫn chiếu tới cơ chế quản lý thông thường với taxi truyền thống.
VCCI cho rằng, về mặt logic, pháp luật phải được điều chỉnh để thích ứng với những dạng thức mới phát sinh trong cuộc sống. Và mặc dù có nhiều tranh cãi, tất cả đều đồng thuận quan điểm cho rằng Grab là hình thức kinh doanh mới, không giống với các hình thức kinh doanh đã có trước đây. Do đó, việc áp đặt cơ chế quản lý cũ cho một hình thái kinh doanh mới là không hợp lý.
Dự thảo cần quy định lại về việc nhận diện, định danh hoạt động của Grab là kinh doanh vận tải bằng taxi chứ không nên đưa ra khái niệm mới là “hợp đồng điện tử”. Grab - Uber không chỉ cung cấp phần mềm mà đã và đang kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi. Tất cả các xe hợp đồng điện tử nên nhập vào loại hình taxi và quản lý như taxi.Đại diện Hiệp hội taxi TP Hồ Chí Minh |
Ông Nguyễn Thanh Hưng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, khi tiến hành xây dựng một văn bản luật nào đó, cơ quan soạn thảo nên quan tâm tới bối cảnh kinh tế xã hội vào thời điểm hiện hành để có một cách nhìn nhận phù hợp, từ đó đưa ra những quy định vừa chính xác, vừa tiên tiến, tiệm cận được với bối cảnh thời đại.
“Trong thời gian qua, sự thay đổi của khoa học công nghệ đã dẫn tới thay đổi về cách thức quản lý nhà nước. Điều này diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới” - ông Hưng nói, đồng thời cho rằng, để Dự thảo hợp lý, sát với thực tiễn và thời đại, Ban soạn thảo và các cơ quan liên quan cần đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp theo hướng đơn giản hóa để tăng hiệu quả. "Dự thảo đã thể hiện sự phối hợp giữa T.Ư và địa phương. Nhưng theo tôi sự phối hợp này vẫn rườm rà, chưa thật tối ưu” - ông Hưng nhận định.Ông Trương Đình Quý – Phó Giám đốc Công ty CP Ánh Dương Việt Nam đề nghị nên mở rộng nội hàm của taxi, hợp đồng để bao hàm tiện ích mới, chứ không nên bổ sung thêm loại hình vận tải taxi điện tử, hợp đồng điện tử. “Việc ứng dụng tính năng đặt xe qua ứng dụng di động, hay ký hợp đồng bằng email, dữ liệu điện tử chỉ là bổ sung tiện ích cho dịch vụ chứ không làm thay đổi bản chất dịch vụ, không làm thay đổi quan hệ giữa các bên giao dịch” - ông Quý phân tích.Không nên can thiệp bằng thủ tục hành chínhMột trong những nội dung được các đại biểu đặc biệt quan tâm trong Dự thảo là phương pháp quản lý các loại hình vận tải hợp đồng điện tử. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long khẳng định, quy định DN công nghệ phải đáp ứng điều kiện kinh doanh và điều kiện hoạt động như đơn vị vận tải là không hợp lý. Điều này sẽ làm thay đổi bản chất hoạt động của các đơn vị cung cấp phần mềm điện tử cũng như triệt tiêu những ưu điểm nhãn tiền mà loại hình công nghệ mới này đem lại.Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thanh – Hiệp hội Vận tải ô tô đề nghị, nhiều quy định trong bản Dự thảo đối với taxi truyền thống đang quá khắt khe và làm tăng thêm chi phí cho DN. Ông Thanh lấy ví dụ, quy định trong Dự thảo yêu cầu đồng hồ tính cước của taxi thường xuyên, thậm chí ngay cả khi tem bảo hành của đồng hồ này vẫn chưa hết hạn. Điều này khiến cho các DN mất rất nhiều tiền chi phí mỗi năm cho những hoạt động này trong khi điều đó không thật sự cần thiết.
“Không thể quản lý Grab, Uber như taxi truyền thống mà cần phải gỡ bỏ rào cản bất cập để taxi truyền thống vươn lên và có quy định phù hợp với các loại hình vận tải mới này” - ông Thanh đề nghị.
Uber, Grab chỉ là một hiện tượng của xu hướng kinh doanh mới. Do đó, không nên vì một hiện tượng này mà ngăn cản những xu hướng kinh doanh mới. Tuy nhiên, để thúc đẩy cả loại hình kinh doanh truyền thống và xu hướng kinh doanh mới cùng phát triển, nhà quản lý vừa phải tạo lập được môi trường cạnh tranh bình đẳng, vừa phải tạo điều kiện để các mô hình kinh doanh mới, các DN công nghệ xuất hiện và phát triển đồng thời thúc đẩy chuyển đổi loại hình kinh doanh truyền thống. “Quản lý Nhà nước cũng phải suy nghĩ theo thị trường, theo sự phát triển của công nghệ và phương thức kinh doanh mới, chứ không phải dùng thủ tục hành chính can thiệp.TS Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM |